Top 6 # Tìm Hiểu Về Nuôi Gà Sao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Tìm Hiểu Về Gà Đông Tảo

1. Nguồn gốc – Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo có nguồn gốc xa xưa từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đặc trưng của gà là chân to, đỏ, xù xì, thịt đỏ, dáng vẻ bệ vệ. Loại gà này khi xưa còn là vật phẩm dùng để tiến vua, chỉ có những bậc đức cao vọng trọng, có thế, có quyền mới đủ khả năng ăn gà này.

– Hiện nay nó được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng Yên, ngoài ra còn được nuôi ở Tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, …

2. Hình thái – Đặc điểm nổi bật thấy rõ nhất ở gà Đông Tảo là cặp chân to và thô. Gà mới nở khoác trên mình với bộ lông màu trắng đục. Gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt, nâu nhạt. Gà trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu lông đen ánh xanh, mào kép hình nụ hoặc hình bèo dâu. Thân hình gà trống to khỏe, ngực sâu, lườn rộng dài,xương to, dáng đi chậm chạp, nặng nề.

– Khối lượng mới nở 38 – 40 gam, lông gà mọc tương đối khá chậm. Lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con.

– Một trong những điểm đặc biệt của gà Đông Tảo thuần chủng là bộ lông. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản: mã mận (nói theo cách người Bắc), tức là màu tím pha đen; màu của trái mận (plum) tam hoa Bắc Hà, Bắc Giang đã chín hết cỡ. Loại gà mã linh, tức là màu đen bóng – óng ánh bề mặt. Mào gà Đông Tảo trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà Đông Tảo mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt; mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô; mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn (cắm vào nền) những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.

– Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về màu sắc đỏ hay vàng của chân gà đông tảo. Cặp chân gà trống to hơn cả trái chuối; to nhất so với các giống gà trong và ngoài nước. Ngoài ra chân gà Đông Tảo còn có sự khác biệt: bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc

3. Năng suất, sản phẩm Bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/năm. Khối lượng trứng: 48 – 55 gam/quả. Trứng thường được dùng để cúng tế – hội hè. và là vật nuôi cổ truyền

4. Thức ăn Thức ăn cho gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn gà trộn rau muống, rau lang xắt nhỏ là chính, có thể kèm lúa, bắp xay, … (thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn).

5. Một số lưu ý – Nuôi gà Đông Tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 – 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 – 5 tháng.

– Nhìn chung nuôi gà Đông Tảo cũng giống như nuôi gà thả vườn mà lợi nhuận kinh tế của nó thì rất cao.

Tìm hiểu về gà Đông Tảo, Nguồn: Huongnghiep.com.vn.

Tìm Hiểu Về Gà Peru

Một trong những biểu tượng khi nhắc đến đất nước Peru chính là những chú gà chọi. Trên sàn đấu chọi gà quốc tế các sư kể chắc hẳn không hiếm gặp những chú gà peru dũng mãnh với màn trình diễn vô cùng ấn tượng.

Giống gà này có đặc điểm ngoại hình tương đối khác biệt với với những loại gà khác, thể hiện qua các bộ phận cơ thể như sau:

Gà Peru có phần đầu to, mồng gà thường là loại mồng lá hoặc dâu đổ. Có đôi mắt đen nháy đặc trưng của giống loài. Mỏ gà dài, đen, đầu mỏ trắng. Khi xem đá gà Peru thì có thể dễ dàng nhận thấy gà có bộ lông bờm vừa phải không nhiều như gà Mỹ.

Ngoài ra, giống Peru con thường có lông là một màu đen. Nhưng khi gà trưởng thành bắt đầu trổ mã thì lông gà sẽ chuyển thành màu que hoặc điều xanh chứ không còn màu đen nữa.

Gà Peru trưởng thành có dáng đầu to, mồng gà dạng mồng lá hoặc dâu rũ. Chúng có đôi mắt đen láy, mỏ dài, đầu mỏ trắng. Lông đầu gà lờm bơm, không quá dày như gà Mỹ. Gà peru khi còn nhỏ sẽ có lông màu đen, sau đó khi trổ mã chúng sẽ có màu que hoặc màu

Gà Peru có trọng lượng lớn, lên đến trên 5kg. Thế nhưng vóc dáng của chúng lại rất thon gọn, thế mạnh này giúp các chú chiến kê Peru có đòn đá hiểm trong trận đá cựa dao.

Bên cạnh đó, lườn của gà peru cũng có kích cỡ dài hơn so với gà bình thường, phần lưng hơi gù và chân khá cao phân 2 đoạn rõ rệt. Đặc biệt chân gà Peru có 2 ngón giữa lúc nhỏ màu trắng lớn lên chúng chính là song bạch đầu chỉ.

Ngoài ra, gà Peru còn nổi tiếng với sức khoẻ tốt, thịt chắc màu đỏ bầm.

Đuôi gà Peru có lông vừa đủ độ dày và độ dài. Chúng thường có 3 cọng lông đuôi cờ mỏng, cùng 8 cọng đuổi bản xếp chồng lên nhau.

Các giống gà Peru thường gặp

Có 2 dòng gà Peru chính:

Peruvian Navajeros

Peruvian Canete (dòng chuyên đá cựa tròn)

Một số màu đặc trưng của dòng gà này:

Pure Peruvian Navajeros

Màu chuối -Pure Peruvian Navajeros Giros Grey

Màu nhạn -Pure Peruvian Navajeros Blancos White

Pure Peruvian Navajero Canete and Prieto

Gà Ó – Pure Peruvian Navajeros Hennies

Màu bướm- Pure Peruvian Carmelo and Pinto

Màu Cú – Pure Peruvian Navajeros Dom

Lai Peru với dòng gà khác

Ngay tại đất nước của dòng gà Peru, mọi người thường không có chúng lai cận huyết bởi có thể khiến sức chiến đấu của gà bị giảm đi. Bởi vậy, vốn dĩ, gà Peru không có thuần chủng 100% mà có rất nhiều loại. Mỗi nhà lai tạo sẽ muốn con gà của mình tích hợp những điểm mạnh khác nhau.

Sẽ không tồn tại giống gà thuần chủng Peru. Chúng đa phần đều có sự pha trộn dòng máu như Pháp, Bỉ, gà rừng, gà Tây Ban Nha, Mã Lai

Cùng là gà Peru nhưng chúng lại trông rất khác nhau ngoại trừ điểm chung là to con. Hiện nay, người ta thường không gọi gà Peru với cái tên chung mà sẽ gọi kèm tên nhà lại tạo nên chúng.

Ở Việt Nam, nhiều chủ trại gà đã ghép nhiều dòng máu để cho ra giống Peru chuyên đá cựa tròn với nhiều bo đá như Tốc độ ( Peru); Mạnh & lỳ ( gà Asil) và Gà Jap &Hatch cựa tròn

Khả năng đá chọi của gà Peru

Gà Peru là biểu tượng về sức mạnh và sự dụng cảm – biểu trưng của đất nước Nam Mỹ. Chúng thường được đưa ra đấu trường khi đạt 4-5 tháng tuổi. Do đó, ngay từ nhỏ, gà Peru đã sống tách với đàn nuôi.

Gà Peru là gà thưa cựa. Chúng không đá cựa sắt mà chuyên đá cựa dao. Xét ra tốc độ gà Peru đá rất nhanh và mạnh.

Tuy có thân hình ngoại cỡ thế nhưng gà Peru lại có biệt tài về những cú bật thần sầu cùng khả năng bay cao. Chúng sở hữu tốc đá cao, khả năng đá bo cực lớn lại chịu đòn giỏi chẳng mấy khi phải dùng đến thuốc chống òi, thuốc lỳ… Do đó mỗi trận đấu chọi của gà Peru thường diễn ra rất nhanh với phần thắng đa số nghiêng về giống gà này.

Nếu nuôi gà Peru, sẽ không ít lần bạn có thể thấy chúng chồng đến 2-3 đội liền.

Chính nhờ những ưu điểm đó, gà Peru được rất nhiều sư kê yêu thích và cho lai tạo với các giống gà Mỹ để hình thành nên chú chiến kê hoàn hảo nhất từ gen trội của hai loại gà.

Clip hai con gà Peru đá ( Peru Mỹ vs Peru rặc)

Cách nhận biết gà mái peru rặc…

Hầu như các dòng gà Peru ở Việt Nam hiện nay đều được nhập từ Mỹ do đó chúng đều là gà lai, chỉ là lai ít hay nhiều mà thôi.

Muốn biết được một con gà mái Peru rặc để đổ gà trước hết cần tìm một trại giống uy tín chất lượng. Giá cá có thể chát hơn nhưng đúng dòng gà rặc Peru vừa nhanh vừa mạnh

Cách chăm nuôi gà Peru đúng cách

Gà Peru không hề khó nuôi, thậm chí ở một khía cạnh nào đấy, nó còn là dòng gà khá dễ nuôi bởi ít khi đau ốm, bệnh vặt.

Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc gà Peru không khác mấy so với các giống gà chọi truyền thống. Tuy nhiên, các sư kê khi nuôi giống gà này nên theo mô hình chăn thả, ở môi trường tự nhiên chúng sẽ được kiếm ăn, đi lại tự do.

Anh em nên bố trí một khi chuồng nuôi đủ rộng để chúng có thể thoải mái vận động phát triển. Điều này sẽ hình thành nên sự nhanh nhẹn, nhạy bén ở gà Peru.

Đối với gà Peru chiến, cùng với việc nuôi ở môi trường tự nhiên bạn cung nên cho gà vào lồng để được tập luyện bay nhảy thường xuyên.

Với những con gà đang trong giai đoạn muốn cho thi đấu, cần đảm bảo chúng có đầy đủ đồ ăn dinh dưỡng. rong chế độ dinh dưỡng bạn nên chọn các loại đồ ăn tự làm thay vì các loại hạt, vì chúng sẽ ngăn tình trạng gà tăng cân mất kiểm soát. Đặc biệt không cho ăn thức ăn công nghiệp vì khiến gà không giữ được sức mạnh.

Có thể bổ sung các loại thuốc nuôi gà đá B1, B12 cho gà trong thời gian này. Bạn cũng nên chích 3 liều B12/1ml mỗi tuần để giữ thể trạng gà và tránh tình trạng khô ướt chân gà sau mỗi trận đấu.

Tại Việt Nam hiện nay trang trại chuyên nuôi gà Peru xuất hiện rất ít. Điều này được lý giải bởi giống gà này có giá mua khá đắt đỏ, và rất khó để kiếm được giống gà nòi. Không chỉ vậy, trong quá trình nuôi gà Peru nếu bất trắc thì thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng lớn. Bởi vậy thay vì nuôi gà Peru thuần chủng đa số sư kê nước ta sẽ chọn mua giống những con gà Peru lai Mỹ.

Như vậy, với những đặc điểm kể trên có thể thấy rằng gà Peru là giống gà có ngoại hình khá đặc biệt so với những gà chọi thường khác, thế nhưng khả năng đá chọi lại được đánh giá rất cao. Ngoài giống gà này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, xứng đáng là một trong những chú chiến kê cần được nhân giống và lai tạo nhiều hơn nữa.

Tìm Hiểu Về Giống Gà Đông Tảo

Gà thích môi trường nuôi thả vườn

Đăc điểm khác biệt từ giống gà quý hiếm này

Đặc điểm nổi bật của giống gà này là có cặp chân sù sì, to và hơi thô so với những giống gà khác. Với cặp chân bề thế thì thân hình đối với giống gà này cũng sẽ rất khác biệt, hình dáng rất bề vệ, dũng mãnh, da màu đỏ và có một cái đầu rất oai vệ. Cặp chân của gà trống trông khá là to, chân được bao quanh bởi một lớp vẩy xếp không thẳng hàng, bốn ngón chân của nó chỉa thẳng, từng ngón chia ra rõ nét, cấu trúc chân như thế mang đến những bước đi vững chắc cho gà cho dù thân hình nó cao lớn, bệ vệ đến đâu đi nữa

Cũng như nhiều giống gà khác thì giữa gà đông tảo trống và gà mái cũng có sự khác biệt lớn ở phần mào. Với gà trống, mào sụn tương đối ngắn và thun lại với nhau, màu sẽ có màu đỏ tía, nhìn vào trông gà đông tảo có vẻ rất khỏe khoắn với chiếc mào của mình. Còn về gà mái, mào gà cũng tương tự vậy nhưng nhỏ hơn khá nhiều

Và ở giống Gà đông tảo trống cũng như là con mái thì chúng có điểm chung là da của chúng đều có màu đỏ ở những phần không có lông trên da, ta còn bắt gặp ở con mái là phần lông cổ lúc nào cũng có pha trộn nhứng chiếc lông màu vàng. Đối với gà mở nở thường có màu long trắng đục, và có khối lượng khoảng 30 – 40 gam, còn những con trưởng thành thì khoảng 6 -7 kg ( đối với con trống ) và khoảng 4 – 5 kg ( đối với con mái ).

Nuôi gà đông tảo

Chẳng những là giống gà quý hiếm của Việt Nam, giống gà này cũng rất khó tính và cũng không dể dàng nuôi chúng, Ở giống gà này chúng cần có sự thoải mái và tự do chạy nhảy thì cần phải có một khoảng sân rộng và chuồng trại phải rộng rãi, bởi vì chúng không quen nhốt. Chính vì thế ở giống gà này cho ta thịt rất ngon, chất lượng và rất săn chắc, chúng được cho ăn cám tự nhiên không cần thuốc tăng trưởng. Gà mái thời gian bắt đầu sinh sản khoảng 160 ngày tuổi. Nếu để gà tự sinh sản , 10 tháng chúng ta có thể thu được 70 quả, khối lượng trứng từ 48 – 55gam.

Thịt gà đông tảo rất đỏ

Giá thành giống gà đông tảo cao hơn nhiều so với những giống gà khác

Gà đông tảo không chỉ thu hút người ta bởi cái nhìn thực tế ngoài đời mà còn thu hút cả trên bàn ăn từ phương Đông cho đến phương Tây. Gà đông tảo được chế biến rất đa dạng và trông rất ngon và bổ dưỡng khác xa với vẻ ngoài xấu xí mà nó đang khoác trên da của nó. Chính bởi sự khác biệt so với những giống gà khác nên nó cũng rất thu hút các nước bạn như Mỹ, Nhật, . . . có ý định nhập khẩu về để nghiên cứu giống gà này. Tuy nhiên bởi nó rất quý hiếm nên hiện nay rất nhiều hộ dân cũng đang có ý định nuôi giống gà này, trung bình con khoảng tầm 1 kg thì giá bán tại vườn lên đến 700 – 800.000/kg, đó là giá bán lấy thịt , riêng những gà giống thì 200 – 300.000/con.

Phân biệt thịt gà đông tảo với những loại thịt gà khác

Bởi lợi nhuận của giống gà này mang lại rất cao mà trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện tình trạng thịt gà đông tảo giả, gà thải hay còn gọi là gà già ( gà đẻ trứng đã hết chu kỳ khai thác ), với những đặc điểm dể dàng nhận dạng ở gà này là da trắng muốt, mỏ trên của gà sẽ ngắn hơn so với mỏ dưới. Do đó, để biết được đâu là thịt Gà đông tảo và đâu là thịt gà đông tảo giả mạo thì phải xem đôi chân, chân gà đông tảo thường to hơn những giống gà khác rất nhiều, khi thịt ra chân màu đỏ đậm. Ngoài ra, da bụng của gà sẽ hơi sần sùi, có màu hơi thâm

Tìm Hiểu Chăn Nuôi Gà Mía

Chăn nuôi gà Mía phát triển nhất ở Sơn Tây – Hà Nội. Gà mía cũng như gà Ri, đây là giống gà nội địa Việt Nam. Giống gà này nằm trong ngân hàng Gen cần được bảo tồn giống. Không chỉ vây, Giống gà này đang được đầu tư chăn nuôi thương phẩm và được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Đặt điểm giống gà Mía

Gà mía trưởng thành có những đặt điểm rất riêng mà nhìn vào người ta nhận ra ngay. Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Gà có mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.

Đặt điểm sinh trưởng gà Mía

Gà Mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8 kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 – 1,5 kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con. So với việc chăn nuôi gà ri, gà mía có trọng lượng lớn hơn nên chăn nuôi lấy thịt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, gà mía là giống gà lười trứng. Mỗi năm, Gà mía chỉ sinh từ 50 đến 70 trứng mỗi năm. Tuổi đẻ trứng của chúng khá muộn 7-8 tháng, khối lượng trứng 50 – 55 g. Do đó, tuy chất lượng trứng cao, thị trường rất ưa chuộng nhưng nuôi gà mía lấy trứng không mang lại hiệu quả kinh tế.

Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, có vị ngọt, đậm đà dai mềm thơm thịt, thịt chắc, màu trắng, da vàng ăn rất giòn, đậm ngọt. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino a-xít trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Theo Đông Y, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

Kỹ thuật chăn nuôi gà mía

Gà mía có sức khoẻ rất tốt, ít bệnh tật. Thích nghi với môi trường tự nhiên Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bà con nuôi gà Mía thưởng phẩm đừng chủ quan. Phải thực hiện từng bước chăn nuôi gà.

Xây dựng chuồng trại nuôi gà mía: Đa phần gà mía được chăn nuôi thả vườn. Vì vậy, đã không coi trọng chuồng trại cho gà. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Chuồng giúp gà trú ẩn an toàn trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ngoài tra, chuồng còn giúp bà con điều tiết bữa ăn thêm cho gà, cho gà ăn theo bữa. Điều tiết việc cho gà ăn đúng giờ sẽ giúp đàn gà phát triển đúng lộ trình và đồng đều.

Chọn giống gà mía: Thời điểm chọn gà con về nuôi tốt nhất là lúc một ngày tuổi. Lông tươi, xốp, bụng thon, mắt sáng đó là dấu hiệu của gà con khoẻ mạnh, không dị tật, đi lại bình thường. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật. Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi.