Top 5 # Xem Vần Gà Chọi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Cách Vần Gà Chọi Non

Để có một chú gà chiến tốt cần nhiều yếu tố khác nhau, cách vần gà chọi non khi nuôi cũng chiếm yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra còn có các yếu tố được kế đến như giống gà, gen. Tuy nhiên để phát huy được toàn bộ năng lực để phát huy được giống gà thì cần đến yếu tố chăm sóc gà từ khi mới sinh cho đến khi trưởng thành. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào vấn đề vần gà chọi non để gà chiến hăng tốt, khỏe mạnh nhất.

Vần gà chọi là phương pháp dùng để rèn luyện sức khỏe cho gà, giúp các cơ săn chắc hơn, da đỏ và dày hơn, như vậy giúp cho cơ thể ít bị ảnh hưởng trong quá trình chiến đấu hơn.

Nhiều người thường lựa chọn cách vần gà chọi non, hay vần gà chọi tơ, bởi vì khi vần từ nhỏ thì gà sẽ dễ quen cũng như nghe lời hơn. Đây cũng là cách giúp gà tơ luyện tập để dần trở thành một chiến kê thực thụ.

Phương pháp vần gà chọi non – gà chọi tơ được các sư kê truyền lại

Đây là một cách thức luyện tập gà đã được sử dụng từ rất lâu về trước, và chủ yếu là do những người có kinh nghiệm truyền lại.

Phương pháp vần gà chọi này được khuyến khích nên bắt đầu khi gà được tầm 7 tháng tuổi trở lên. Bắt đầu từ thời điểm này, cơ thể gà có những thay đổi để bước sang gà trưởng thành như: tập gáy, thay lông nên thời điểm này vần gà sẽ tăng khả năng chịu đòn và sự nhanh nhạy, bền bỉ.

Phương pháp này gồm có 2 quá trình:

– Om bóp vào nghệ

– Các vần: 4 kì đòn + 3 kỳ hơi

Ôm bóp vào nghệ cho gà chọi săn chắc

Cách ôm nghệ cho gà chọi săn chắc khỏe mạnh

Vào nghệ để làm gì?

Đây là phương pháp giúp lượng mỡ có ở cơ thể gà bị làm tan đi nhờ sự massage, cơ săn chắc lại, giúp nâng cao khả năng chiến đấu. Không những thế, biện pháp này cũng làm cho da gà chuyển sang màu đỏ, lớp da cũng dày hơn nữa.

Nhưng cách thức này chỉ nên sử dụng cho những chú gà có sức khỏe tốt, không nên dùng cho gà đang bị bệnh hoặc ốm yếu, vì cách thức này không giúp chúng lấy lại sức khỏe được.

Những nguyên liệu, dụng cụ cần để vào nghệ

Để thực hiện quá trình cần có:

– Nghệ giã mịn: 700gram

– Xuyên khung, long não cắt nhỏ

– Rượu trắng: 2 lít

– Phèn chua

Trộn chung tất cả các nguyên liệu này lại với nhau, ngâm trong khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng được.

Gà chọi non có cơ thể khác với gà trưởng thành, về mặt cơ bắp cũng như cấu tạo cơ thể, thể nên cách om bóp nghệ của gà chọi non cũng khác.

Các nguyên liệu để ôm nghệ cho gà

Cách om bóp vào nghệ của gà chọi non như sau:

– Buổi chiều tối: Sau khi cho gà ăn no thì thực hiện việc vào nghệ. Có thể dùng cọ để lấy hỗn hợp vài thoa lên những vùng da có nhiều mỡ (đã được tỉa lông trước), tránh khu vực mắt, đầu gối ra. Như vậy đã xong việc vào nghệ, chờ khi nào nghệ đã khô thì mới cho gà vào lại chuồng.

– Buổi sáng hôm sau: Sử dụng khi thấm nước để lau lại những bộ phận đã ôm nghệ hôm trước.

Các bước sẽ lặp lại trong 3 ngày liên tục.

Cách xả nghệ cho gà chọi non

Ngoài việc vào nghệ thì xả nghệ cũng là một bước không thể bỏ qua được.

Phương pháp thường được dùng là sử dụng nước ngải cứu đã nấu sôi để thoa lên những vị trí trước đó đã vào nghệ. Việc này được thực hiện 4 ngày liên tục.

Cách vần gà chọi non và các kỳ đòn vần gà chuẩn

Kỳ đòn 1

Đầu tiên sẽ lựa chọn chú gà có thể trạng sức khỏe tốt như đã đề cập ban đầu. Tiến hành quấn kỹ ở phần chân gà, sau đó đánh đòn khoảng 15 phút, tiếp theo là vỗ đờm và vệ sinh sạch sẽ lại. Sau đó cho gà nghỉ khoảng 5 ngày để đảm bảo sức khỏe cho gà.

Cách thức vần gà chuẩn nhất được các sư kê truyền lại

Kỳ hơi 1

Cách vần gà chọi non là chọn gà có sức khỏe tốt rồi quấn kỹ phần chân, tiếp đó là dùng khăn, vải để gà quàn nhau khoảng 45p (3 hồ). Trước khi hoàn thành việc vần hơi, nên để gà đánh thả đòn tầm 10p, sau đó tiến hành vỗ đờm và chùi sạch.

Sau quá trình này thì nên để gà nghỉ ngơi tầm 9 đến 10 ngày để dưỡng sức.

Kỳ đòn 2

Đến kỳ này thì tăng lên so với kỳ đòn 1 là đánh đòn khoảng 30 phút (2 hồ), sau đó cũng vỗ đờm và làm sạch sẽ.

Rồi cho gà nghỉ ngơi từ 6 đến 10 ngày tùy theo thể trạng của gà.

Kỳ hơi 2

Ở kỳ này, cũng tiếp tục quấn kỹ chân, bịt miệng và để gà quần nhau tầm 4 hồ. Đừng quên trước khi hoàn tất các bước thì nên để gà đánh đòn thả mỏ tầm 8 đến 10 phút rồi mới vỗ đờm, lau sạch.

Kỳ này sẽ cho gà nghỉ tầm 12 đến 14 ngày tùy vào tình trạng gà.

Kỳ đòn 3

Kỳ này tiếp tục quấn chân và đánh đòn trong 4 hồ, sau đó vỗ đờm và vệ sinh sạch sẽ.

Cho gà nghỉ ngơi tầm 14 đến 16 ngày tùy vào tình trạng.

Kỳ hơi 3

Ở kỳ này, cũng tiếp tục quấn kỹ chân, bịt miệng và để gà quần nhau tầm 4 hồ. Đừng quên trước khi hoàn tất các bước thì nên để gà đánh đòn thả mỏ tầm 8 đến 10 phút rồi mới vỗ đờm, lau sạch.

Kỳ này sẽ cho gà nghỉ tầm 20 đến 22 ngày tùy vào tình trạng gà.

Kỳ đòn 4

Kỳ này tiếp tục quấn chân và đánh đòn trong 4 hồ, sau đó vỗ đờm và vệ sinh sạch sẽ.

Cho gà nghỉ ngơi tầm 20 đến 24 ngày tùy vào tình trạng.

Những điều cần lưu ý về cách vần gà chọi non

Cách vần gà chọi non – cách vần gà chọi tơ cần phải chú ý những điều sau đây để đem lại kết quả cao nhất cho quá trình này:

Những chú gà có sức khỏe tốt mới có thể hoàn thành tốt các bài tập rèn luyện. Nếu lựa chọn những chú gà không đảm bảo sức khỏe thì hiệu quả sẽ không cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc trường hợp xấu nhất và bị chết.

– Khi tiến hành quầng thì hạn chế không cho gà ăn uống

Nếu trước quá trình luyện tập mà cho gà ăn quá no thì việc luyện tập sẽ bị ảnh hưởng, gà sẽ không di chuyển được nhanh nhẹn, luyện tập như vậy sẽ không đem lại hiệu quả.

Những điều lưu ý khi vần gà chọi để gà chiến hăng

– Vệ sinh cơ thể gà và lau đờm cẩn thận

Đây là một công đoạn tưởng đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Nếu không thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ thì cơ thể gà sẽ có thể bị ẩm mốc; còn lau đờm sẽ giúp gà không bị ngạt thơ cũng như bệnh về hô hấp khác.

– Cho gà tắm nắng đều đặn

Ánh nắng rất tốt cho cơ thể gà, giúp cho cơ thể chúng được hong khô, và giúp tinh thần chúng sảng khoái hơn.

– Sau khi vần nên cho gà ăn đồ dễ tiêu

Sau khi vần thì cơ thể gà tương đối yếu vì tốn rất nhiều sức lực, vậy nhưng bạn cũng không nên cho gà ăn đồ bổ để nâng cao sức khỏe ngay, mà nên cho ăn đồ dễ tiêu trước. Còn những thức ăn bổ nên để vào thời gian nghỉ ngơi mà cho chúng ăn.

– Thực hiện đúng thời gian nghỉ ngơi trong các kỳ vần

Tắm nắng cho gà dều đặn rất tốt khi vần gà chọi non

Vì các bài tập giữa các kỳ tương đối tốn sức, có thể gây chấn thương cho gà, vì thế cần phải tuân thủ đúng thời gian nghỉ ngơi để gà lấy lại sức khỏe.

– Lựa chọn những đối thủ hợp lý

Đối thủ là chất xúc tác giúp gà nâng cao kỹ năng nhiều hơn. Vì vậy, phải lựa chọn đối thủ ngang tầm hoặc hơn một ít, không chọn những đối thủ yếu hơn hay mạnh hơn nhiều, như thế sẽ không đánh giá đúng thể thực của gà.

– Chăm sóc gà cẩn thận

Những công việc như quấn chân, bịt mỏ là những bước quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả của quá trình tập luyện.

Qua đây, bạn có thể thấy rằng để có được một chiến kê thì không phải là điều dễ dàng, tất cả phải được chăm sóc và luyện tập rất tỉ mỉ.

Cách Vần Gà Chọi Tơ Chuẩn Nhất

Để có được một chú gà chiến “trăm trận trăm thắng” hay ít nhất là một chú gà có lối đá hay, sức bền và khả năng chịu đòn tốt, thì không chỉ là các yếu tố thuộc về giống nòi mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, huấn luyện gà chọi của các sư kê. Đặc biệt người nuôi gà chọi cần có cách vần gà chọi tơ chuẩn để chiến kê của mình trở thành một chiến binh thực thụ.

Cách om gà hiệu quả nhất

Để tăng sức bền và khả năng chịu đòn cho gà chọi, thì bước om gà, một số nơi gọi là “om trường” rất quan trọng. Bước om gà bắt đầu từ khi gà chọi được 6- 7 tháng tuổi. Lúc này, lông ở cổ, đùi và ức gà vẫn còn nên người nuôi cần nhổ sạch lông ở nhưng vùng này.

Nguyên liệu ôm gà gồm có nghệ, phèn chua, rượu trắng và xuyên khung, long lão. Các nguyên liệu này cần ngâm trong 1 tháng mới có thể sử dụng. Khi quét dung dịch này cho gà cần tránh đầu gối và mắt, mà cần tập trung vào phần cổ, đùi, ức và bụng gà. Đây là những phần nhiều mỡ, và cũng là những phần mà khi vào trận, gà chọi dễ bị đối phương nhắm đến.

Bước om nghệ này cần làm liên tục trong 3 ngày thì mới được xả. bước xả nghệ lại cần làm trong 4 ngày liên tục. Nước xả nghệ được đun sôi với trà xanh hoặc ngải cứu, sau đó dùng khăn bông nhúng nước rồi ủ vào các phần đã quét nghệ. Ngoài ra, cũng có thể cho bã trà hay ngải cứu vào khăn bông để ủ gà giúp tăng hiệu quả hơn.

Cách vần gà hiệu quả

Có lẽ nhiều người nuôi gà chọi đã quá quen với cụm từ “4 kỳ đòn và 3 kỳ hơi” trong quá trình vần gà. Vậy cụ thể cách vần gà chọi tơ 4 kỳ đòn và 3 kỳ hơi là như thế nào?

Kỳ đòn là thời lượng gà đấu đòn với nhau, còn kỳ hơi là cho gà đấu sức bền, vò vần trong lượng thời gian nhất định. Cụ thể:

Kỳ đòn 1: cho gà vần đòn trong 15 – 20 phút/ 1 hồ (hiệp)

Kỳ hơi 1: gà cần được bịt mỏ, bị móng ròi cho quần trong 30-40 phút, rồi cho gà nghỉ 4-5 ngày

Kỳ đòn 2: cho gà vần trong 2 hồ đòn 17 – 25 phút rồi nghỉ 10-15ngày

Kỳ hơi 2: cho gà vần 2 hồ, mỗi hồ khoảng 40- 50 phút rồi cho nghỉ 8- 10 ngày.

Kỳ đòn 3: cho đánh đòn khoảng 4 hồ,mõi hồ khoảng 20-25 phút rồi cho gà nghỉ khoảng 14 – 16 ngày tùy theo thương tích.

Kỳ hơi 3: vần gà 3 – 4 hồ đòn trong 17 – 25 phút rồi cho nghỉ 21 – 28 ngày

Kỳ đòn 4: cho đá đòn khoảng 6 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 24 ngày tùy theo thương tích.

Sau 4 kỳ đòn và 3 kỳ hơi, gà chọi đã có thể tham gia đá chọi.

Cách Vần Gà Chọi Chiến Cực Hay, Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vần Gà

Hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách chữa bệnh cho gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách chọn gà chọi/gà đòn hay, xuất sắc; Hướng dẫn cách xem vảy gà chọi/gà đòn; Hướng dẫn cách xem tướng gà chọi/gà đòn; GàChọi-GàĐòn-GaNoi VietNam – Cockfighting in VietNam – ไก่ชน – ไก่ต่อสู้

Gà Đòn Bảo Long gà chọi 2020

Nội dung trên video này và kênh của tôi không đăng bất kỳ hình ảnh hay thông tin nào về việc “cố ý gây đau đớn cho động vật hoặc ép buộc động vật đánh nhau”. Youtube đã rất nhiều lần nhầm lẫn xóa bỏ video của tôi. Nội dung video chỉ chia sẻ về cách nuôi và chăm sóc sức khỏe cho “Gà Nòi” ở Việt Nam. Các video của tôi là dạng audio đều dùng chung hình ảnh về những con “Gà Nòi Việt Nam” chứ không hề có hình ảnh nào về việc “cố ý gây đau đớn cho động vật hoặc ép buộc động vật đánh nhau”. Tôi đã đọc về quy định về Nguyên tắc cộng đồng của Youtube trước khi làm video.

#Gadon #GaChoi #GaNoi #chamsocgachoi, #gachoi, #choiga, #gachoi2019, #gàchọi, #gàđòn, #gachoi, #phukiengachoi, #thuocgachoi, #chuabenhgachoi, #gachoidep, #thuocomgachoi, #traigachoi, #trạigàchọi, #gànòi, #gadon, #GadonBaoLong, #GachoiBaoLong, #GàđònBảoLong, #GàChọi, #GàC1, #gàchọihay, #gàchọikết, #daga, #0912184679

Fighting-cock; gamecock; cockfighting; Chọi gà; Gà chọi; Gà Đòn; Gà Nòi; ไก่ไก่; ไก่ชน; ไก่ต่อสู้; ไก่ร็อก; choi ga; ga choi; ga don; ga choi tong dong chuan

Danh sách các danh thử trong giới gà chọi: Xám Thần; Xám Messi; Ô Nguyên Xá, Tía ép Cọc; linh kê; thần kê; thư hùng kê; Mái tổ; Vua hầu; Tía Nhất dương chỉ; Tía Kingkong; Tía Điên; Ô Đại Soái; Tía Rô Bốt; Ô Lùn Bắc Giang; Chuối maybach; Tía Lục Đinh; Ô Taxi; Ô cựa máy Hải Phòng; Tía Hưng Yên; Xám Bất Trị; Tía Lý Tiểu Long; Ô Lĩnh Nam; Bịp Vân Trường; Tía Thiên Lôi; Xám Hà Nội; Chuối Lục Đinh; Tía Điên Hà Tây; Bịp Võ Tòng; Khét điên; Tía Z; Nhạn X6; Tía Nam; Xám chíp; Tía quyền vương; Tía Quỳnh Phụ; Ô cựa sắt; ô sầu CR7; Gà Đòn Đất Việt; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Ô cựa máy

Các lối gà đá hay: Ôm Đấm; cưa đè; thông vỉa; mu lưng; đầu mặt; vai mé; cắn gối; Sinh thế; Gà Phá cốt! Bán gà đòn con; Bán gà đòn giống; Bán Gà đòn tơ; Bán gà nòi; Bán gà đá; Bán gà trực chiến; trại gà đòn; trại gà nòi; trại gà chọi; Gà C1; Gà Kết; Chiến Kê; Gà ăn độ; quyền kê Chữa xưng củ bàn; Đòn cáo chết gà;

Các trại gà đòn có kênh Youtube Chiến Kê Khánh Hòa; Quyền kê Khánh Hòa; quyền kê khánh hòa thảo ;Gà Nòi – Ty – Ninh Hòa; Gà Đòn Khánh Hòa; Hội yêu thích gà chọi Việt Nam; Hội Gà Đòn Quê Lúa; Gà Đòn Vạn Giã; Nhật Ký Trại Gà; Asil; Aseel; Shamo; Chump pon; Gà Đòn Đất Việt; Gà Đòn Phú Yên; Gà Đòn Bình Định; Dòng gà Vạn Giã; Trại Cafe gà; Hội gà chọi quê lúa; Gà chọi Tuấn Cận; Gà chọi Tam Mao; Tuấn Cận; Tam Mao TV; Gà đòn Cao Lãnh; Gà đòn Đài Loan; gà đòn Đất Bắc; gà đòn tông dòng chuẩn; gà chọi tông dòng chuẩn; siêu thị gà đòn;

GaNoi Rooster

Thú Vần Gà Chọi Chiến Chơi Xuân

Có lẽ, chọi gà là một trong những nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đặc biệt là khi các đình, chùa mở hội. Chọi gà đã trở thành thú chơi thu hút mọi lứa tuổi tham gia bởi tính chất giải trí nhưng vẫn chứa đựng tinh thần thượng võ. Vậy nhưng, để có một con gà chọi chiến tốt là cả một nghệ thuật…

Biết chúng tôi đang muốn tìm một “kê sư” để tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh Nguyễn Xuân Quảng, cán bộ phường Mạo Khê, TX Đông Triều hồ hởi giới thiệu: “Ở Đông Triều có nhiều lễ hội lớn như An Sinh, Ngoạ Vân, Quỳnh Lâm…, cùng các hội làng diễn ra vào dịp đầu xuân, năm mới. Chính vì vậy, môn chọi gà được nhiều địa phương duy trì. Tuy nhiên, số người chơi gà chọi hiện không nhiều, bởi sự hối hả của cuộc sống thời kỳ kinh tế thị trường đã khiến thú chơi tao nhã này dần bị mai một”.

Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay.

Anh giới thiệu và dẫn chúng tôi đến nhà anh Đặng Văn Mạnh, trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều – một trong số ít những người có thú vần vỗ gà chọi chơi Tết. Năm nào, anh cũng có gà đem ra hội làng thi đấu và đoạt nhiều giải cao. Gia trại của anh Đặng Văn Mạnh nằm xa xa giữa cánh đồng yên ả, trong vườn có nhiều ô lồng gà chọi. Anh chia sẻ: “Năm nay, tôi vần được 2 con gà chọi để chơi Tết. Một con trưởng thành cựa đã đầy đủ, một con thì non hơn nhưng cũng đã có thể “tham chiến” được. Hiện tại, trong vườn có gần chục con gà chọi, tuy nhiên đây không phải là gà chiến, mà là những con gà đã qua thời kỳ đỉnh cao thi đấu, nhưng là gà nòi đẹp nên tôi giữ lại để gây giống”.

Biết chúng tôi tìm hiểu về thú vần vỗ gà chọi, anh hồ hởi nói: “Người nuôi gà chọi không những phải nắm chắc kỹ thuật mà còn phải tinh tường về những đặc điểm tướng mạo, từ màu sắc lông, cánh, vảy, móng, tiếng gáy, thế đi… thì mới có thể chọn được một chú gà đẹp để chăm nuôi thành gà chọi chiến. Đầu tiên là giống, gà có rất nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để tìm được một con gà chọi chiến thật sự ưng ý là rất khó khăn. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Chọn gà chọi con là rất quan trọng, phải xem từ vẩy chân, lông, đầu, mào, mỏ đẹp thì khi vần vỗ mới trở thành con gà chọi chiến hay. Ví dụ như vẩy chân, gà chọi tốt phải có vẩy rồng, vẩy hoa cà hoặc vẩy quấn sáo. Trong đó, vẩy rồng được các “kê sư” thích nhất, bởi con gà như vậy sẽ có lối đánh thông minh, lỳ đòn”.

Chia sẻ về bí quyết chọn gà chọi, anh Mạnh cho hay: “Có nhiều cách để chọn gà chọi chiến tốt, nhưng thường thì dựa vào kinh nghiệm và cái duyên là chính. Ví như, gà thư hùng có chân đen, chân trắng hoặc chân vàng, chân trắng; hai cựa khác nhau là gà nhật nguyệt; gà lưỡng nhãn hai con mắt khác màu; gà có bớt trong lưỡi. Về phần lông, chọn gà nhiều lông đá mới lên mặt; ít lông chỉ đá cửa dưới lên đến ức; chọn gà mã mái (giống gà mái) đá mới hay. Gà chọi tốt dáng đầu phải cao ráo, khi nhấc con gà lên hai chân phải chụm vào với nhau (gà chân đan). Về mặt gà chọi, mặt nhật thì linh hoạt, mặt ó thì gan lì, mặt tam giác thì dữ dằn. Mào gà cũng rất quan trọng, người chơi thường chọn mào vua, mào công thường gà đá cao, mào hộp gà hay chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên. Mỏ gà chọi càng to khoẻ càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng…

Anh Đặng Văn Mạnh (thứ 2, trái sang), trú tại thôn Chí Linh, xã Yên Đức, TX Đông Triều, giới thiệu về thú vần vỗ gà chọi. Ảnh: Hữu Duy

Chỉ chọn gà chọi con tốt cũng thật nhiều bí quyết, thế nhưng nghe anh kể về cách vần vỗ gà mới thấy hết được sự công phu, kiên trì và cả sự đam mê của nhưng người yêu thích môn chọi gà. Anh Mạnh kể: “Vần vỗ gà là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và kỹ thuật để thực hiện. Tuân thủ các bước vần vỗ góp phần không nhỏ để tạo nên một con gà chọi hay. Gà chọi nuôi từ nhỏ đến khi biết gáy thì bắt đầu vần vỗ. Bước đầu ta phải vần chè, sau đó là vào nghệ. Các “kê sư” cho chè vào nồi đun sôi, sau đó để nước âm ấm thì đem gà vào tắm. Vào nghệ cũng tương tự, giã nhỏ nghệ cho vào nồi đun sôi kỹ, sau đó để nước ấm cho thêm vào một chút rượu rồi xoa bóp cho gà. Tiếp đó, ta cho gà chạy lồng, bằng việc sắm một chiếc lồng to, cho gà vào trong để gà chạy vòng quanh nhằm tăng dần sức chiến đấu cho gà chọi, công việc này thực hiện một tuần 2 lần. Trong các khâu vần vỗ gà chọi, đá tập là vô cùng quan trọng, đây chính là lúc hình thành cho gà các miếng đánh, đồng thời tạo ra cho gà chọi sự bền bỉ khi chiến đấu. Gà chọi sau khi vần chè, vào nghệ thì tiến hành cho đá tập với tần suất 20 ngày/1 lần, mỗi lần đá 2 hồ, mỗi hồ 15 phút. Điều quan trọng là mỏ gà phải được bịt lại, gà không thể mổ được mà chỉ nhảy đá (vần hơi), nhằm mục đích để gà đá được sâu hồ. Sau mỗi lần vần hơi xong, gà chọi phải được rửa họng, bằng cách đổ nước vào họng rồi nhẹ nhàng móc hết đờm ra, điều này sẽ tránh được gà bị ho; sau đó tắm, xoa bóp cho gà bằng nước lá ngải, lá chè, đặc biệt ở vùng đùi, vùng cổ để gà hồi phục sức lực”.

Theo anh Mạnh, một con gà chọi đá hay gồm nhiều yếu tố như sự gan lỳ, bền bỉ, nhanh nhẹn trong lối chơi, nhưng đặc biệt là phải có các miếng đánh như ôm đấm (hai chân đá vào ức đối phương), cựa cuốn mé hai mang (đá xẻ cựa vào hai bên má đối phương). Mỗi con gà chọi chỉ đá được 3 năm (3 lần thay lông) cùng với chế độ chăm sóc ăn uống, vần vỗ rất đặc biệt. Trước mỗi khi đá, phải cho gà chạy lồng để xuống cân (ép cân) và chỉ nên đá với những đối thủ đồng hạng (cùng cân) để tránh gà bị bại sức.

Mùa xuân đến, khi tiếng trống hội vang rền, cùng với các trò chơi dân gian, tiết mục văn nghệ truyền thống thì chọi gà là thú vui được nhiều người yêu thích, theo dõi. Qua câu chuyện kể của anh Mạnh mới thấy hết được sự công phu, kiên trì, kỹ thuật và cả niềm đam mê của những “kê sư” đã huấn luyện ra những con gà chọi chiến, góp phần làm cho các lễ hội xuân thêm xuân.

Thái Bình