Top 12 # Xem Vảy Gà Độ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Xem Vảy Gà Chọi: Vảy Độ, Hàng Kẽm

Xem vảy gà chọi

Chia sẻ những kinh nghiệm dân gian về cách xem vảy gà chọi, bao gồm vảy độ và hàng kẽm. Mong sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc với thú vui chọi gà dân gian.

Vảy độ

Khi xem vảy gà chọi, từ cựa có hai ba hàng vảy nhỏ trong đó có một hàng vảy nhỏ ở từ cựa trên lên là vảy độ.

Nếu cựa lục đinh thì bỏ một vảy gần cựa.

Vảy độ càng cao, càng vuốt nhỏ càng tốt.

Độ xuyên vào hàng quách hay kẽm không đúng cách. Phải ngay thẳng.

Con nào một vảy độ cao, một vảy độ thấp gọi là cách độ, tuy thắng độ nhưng phải trả độ.

Vảy độ hai hàng cũng như một hàng, nếu một chân có một hàng, bênkia hai hàng thì ít thắng độ. Không tốt, đá độ lớn thì thua.

Độ không có hãng kẽm thì không tốt, gọi là độ nhập hậu. Có thắng cũng khó khăn.

Vảy độ vuông thì tốt hơn vảy độ tròn

Vảy độ hơi nghiêng về phía trước thì tốt

Hàng độ đóng quá nhiều thì không tốt

Độ hai chân đóng cao thấp không đều, tuy có thắng độ, nhưng phải trả độ.

https://youtu.be/xPCwk3ILhI4

Hàng kẽm

Hàng kẽm thì trên cựa trở lên, dưới nhỏ trên to đi song song với hàng độ cuối vảy mướt, đuôi càng cao càng lớn. Vì vậy, vảy độ càng nhỏ đầu càng thấp, hãng kẽm mà cao hơn hàng độ thì đá lớn mới thắng mà khoẻ, còn vảy độ lớn, cao hơn vảy kẽm thì cũng trả độ.

Hàng kẽm phải rõ ràng ràng, nếu thiếu vảy ngang với hàng độ thứ mấy thì độ đó phải thua, vảy độ đóng trệch ra hàng quách thì độ ấy huề.

Vậy độ một hàng, kẽm một hàng gọi là độ song khai.

Vảy kẽm có chấm và vảy yểm của gà chọi

Khi xem vảy gà chọi, cuối vảy hàng kẽm và hàng độ, quy vào gọi là vảy yểm hàng độ và hàng kẽm, vòng gần tới vảy mốc đuôi có một vảy chính giữa gọi là vảy chấm. Con ấy nên dùng.

Nếu thiếu một trong hai vảy thì còn được, còn như thiếu cả hai thì không nên dùng.

Gà có một hàng độ hai hàng kẽm gọi là độ tam tằng.

Gà có một hàng độ và hàng kẽm gọi là độ liên ba.

Gà có một hàng độ và một hàng kẽm kế trên có ba dãy chấm lại thành hình chữ phẩm nằm ngang không lớn không nhỏ gọi là độ tam trái, gà này không trả độ.

Gà nào có hai chân đúng cách thì dùng, còn một chân có độ công khai, một chân có độ tam tằng, tức là hai chân không đồng thì không nên dùng vì gà chọi này hay thua.

Dùng gà chẳng những độ, kẽm phảp phép mà hàng thành quách, hàng nội cấn, hàng chu vi đều được đúng cách mới tốt.

Hàng chu vi, phía ngoài có vảy nhỏ, một, hai hay ba hàng gọi là hàng chu vi. Vảy ấy có một hàng không đứt đoạn liên tục mới tốt. Hàng chu vi cho ta thấy phần nào sự độc hiểm. Gà nào hàng chu vi chỉ có một hàng thì gà ấy có biệt tài, càng nước khuya càng ra đòn độc.

Nếu ở hàng thành quách giữa hai hàng từ trên gối có điểm gọi là thân giáp. Gà nào từ chân trở xuống có điểm một hàng khỏi cựa minh bạch thì gọi đó là điểm liên chu. Nếu có điểu 5-6 thì gọi là vỏ giáp.

Gà nào hàng quách loạn thứ, loạn lớp mà độ kẽm minh bạch, chu vi liền lạc ngay thẳng, gà này đá khá, sẽ thắng được nhiều độ mặc dù thể xác có thua sút đối thủ phần nào.

Gà thành quách một lùm, một chân có hai hàng, chân kia có điểm luôn chính giữa xuống tận cựa thì văn võ toàn tài, đá không thua ai.

Tìm hiểu các loại độ của gà chọi

Độ song khai: một hàng độ, một hàng kẽm.

Độ tam tằng: Một hàng độ, hai hàng kẽm.

Độ cường: Chỉ phẩm hai độ, một kẽm.

Độ liên ba: Một hàng độ, ba hàng kẽm.

Độ nhập hậu: Độ kẽm chỉ duy nhất một hàng.

Xem Vảy Độ Để Biết Gà Đá Hay Không

của gà trong chơi gà đá là một trong những nhận định gà đá hay. Các sư kê trong giới chắc hẳn đã nghe qua về vấn đề này. Tuy nhiên một số người mới chơi không phải ai cũng biết về thuật ngữ chuyên môn này. Thậm chí từ “vảy độ” còn xa lạ với một số người mới choi da ga. Vậy vảy độ của gà là gì? Cách xem vảy như thế nào để biết gà đá hay không? Bài viết hôm nay sẽ chia sẽ toàn bộ kinh nghiệm về xem vảy gà độ cho các anh em.

Vảy gà là một trong những yếu tố để đánh giá một chiến kê. Mỗi chiến kê sẽ mang một kiểu vảy khác nhau không con nào giống với con nào. Xem vảy gà chọi chúng ta thường xem vảy mặt tiền có đẹp không. Có những dấu hiệu của gà linh kê không mà đã bỏ sót đi vảy sau. Vảy độ là giàn vảy hậu chạy dọc từ gối gà xuống ngón thới. Là vảy hậu nên ít ai để ý tới, tuy nhiên nó là yếu tố quyết định gà hay. Vảy độ sẽ là một hàng vảy trơn đều chạy dọc thẳng xuống. Một số chiến kê đặc biệt dẽ không có hàng vảy này, nó trơn láng không vảy. Một số gà chân vịt không có vảy cũng không thể vận dụng phương pháp này.

Khi lựa chọn một chiến kê để nuôi thi đấu chơi đá gà cựa sắt hoặc đá gà đòn. Điều trước tiên là phải xem chiến kê đó có hội tụ đủ các yếu tố của gà chọi không. Ngoài các cách xem tướng, xem đầy, xem mắt, xem mồng, xem cánh… Thì việc xem chân gà chọi được đánh giá là quan trọng nhất.

Chọn gà có vảy phải trơn đều thẳng hàng từ trên gối xuống ngón thới.

Không chọn những con có hàng vảy bị lệch lạc.

Gà bị bể vảy độ cũng không nên chọn.

Gà không có vảy mai độ.

Gà bị bể vảy độ là một thuật ngữ trong chơi đá gà nhầm chỉ yếu tố sau. Gà có vảy độ đang trơn thẳng đều thì có một vảy lạ cắt ngang. Hoặc vảy gà có một hoặc nhiều cái bị chẻ giữ không đều với những cái còn lại. Gà bể vảy độ có thể là bể một cái hoặc có thể là bị bể nhiều cái.

Cũng như gà bị bể vảy độ, tuy nhiên gà mai độ có những đặc điểm khác. Gà mai độ cũng sẽ bị bể vảy ở bất kỳ vị trí nào trên chân gà. Làm cho hàng vảy độ không còn trơn đều như ý, nhưng lưu ys với các sư kê rằng. Gà mai độ chỉ bể 1 vảy hoặc 2 vảy chứ không để quá nhiều như gà bể vảy độ. Gà mai độ, sau chiếc vảy bể đó nó lại tiếp tục là hàng vảy trơn đều chạy dọc tới ngón thới.

Theo các sư kê có kinh nghiệm lâu năm trong lính vực chơi đá gà thì. Gà mai độ sẽ có lúc đá thua, tuy nhiên những trận sau chung sẽ mai độ ăn lại và bất bại. Chiếc vảy bể sẽ đại diện cho trận thua và xem các vảy tiếp theo để tránh né. Đây là cách xem vảy độ của các lão kê chuyên trong linh vực nuôi gà đá.

Hay còn được gọi là vảy Án Vân, là miếng vảy lớn nằm sát đầu gối của gà. Gà có vảy Án Thiên có khả năng ra đòn cực tốt, nhạy và chính xác.

Ba chiếc vảy nhỏ liền nhau tạo thành một vảy lớn. Chiến kê mang trên chân vảy này có lối đá và ra đoàn cực hiểm. Có thể hạ gục đối thủ trong vong một nốt nhạc chỉ với 1 đòn độc cước.

Gà có vảy Vi Đao được cho là đá rất hay và chân cựa vô cùng độc. Gà có cả 2 chân mang vảy Vi Đao thì được xếp vào hàng linh kê đá siêu hay được nhiều sư kê săn lùng.

Bài viết chia sẽ một số phép xem vảy gà độ cần biết trong chơi gà đá. Hy vong sẽ mang lại một vốn kiến thức cho các anh em sư kê để chọn nuôi gà tốt hơn. Có thêm kinh nghiệm trong cách xem chân gà chọi để chọn cho mình một chiến kê đá hya bất bại.

Gà Chọi: Phép Xem Vảy

Gà chọi khi đá địch thủ cần có bộ giò. Bộ giò có lượt vây bên ngoài. Theo những tay thạo chơi gà, bộ vảy rất ảnh hửng tới con gà, hay nói đúng hơn tới sự chiến đấu của nó.Mộng Lang – chúng tôi Tàng Kinh Các Màu sắc chân gà ăn theo bộ vảy, và bộ vảy này có đủ màu sắc, đen, hồng, xanh, trắng, đỏ, vàng. Mấy màu này nổi lên để phân biệt, chứ thật ra không phải những màu gà có những vảy sắc hòn toàn đúng với những màu sắc thiên nhiên này, gọi là đen nhưng chỉ là màu chì, gọi là trắng nhưng chỉ màu phơn phớt trắng.

Ðã có màu sắc, nhưng bộ vảy, theo sự khám phá của giới chơi gà, có rất lắm kỳ hình, nhiều bộ vảy có đường nét giống như những chữ nho. Qua những kỳ hình, những tay chơi gà đã đoán tướng gà như các thầy tướng xem tướng tay vậy. Những con gà được gọi là linh kê hoặc thần kê thường có những vảy chân đặc biệt.

Những loại vảy được phân biệt theo nghệ thuật chọi gà:

1. Vảy rồng: Vảy trông như vảy trên mình rồng 2. Vảy hàm long: Những chiếc vảy trông như hàm rồng 3. Vảy giao long: Những chiếc vảy giao nhau từng đôi một như hai vảy rồng giao nhau 4. Vảy lưỡng long: Từng hai cặp một giao nhau như bốn vảy rồng giao nhau 5. Vảy bán nguyệt: Mỗi chiếc vảy giống như nửa mặt trăng 6. Vảy nguyệt cung: Mỗi chiếc vảy trông như một mặt trăng tròn 7. Vảy tam tinh: Những hàng vảy xếp như ba ngôi sao một 8. Vảy khai vương: Mỗi chiếc vảy trông như chữ vương 9. Vảy nhật thần: Mỗi chiếc vảy trông như chữ thần 10. Vảy linh khẩu: Mỗi chiếc vảy trông như chữ khẩu..

11. Vảy linh chủ: Mỗi chiếc vảy trông như chữ chủ

12. Vảy triết quế: Mỗi chiếc vảy trông như chữ quế bị gãy 13. Vảy công tự: Mỗi chiếc vảy trông như chữ công..

14. Vảy sổ nội: Vảy nhỏ nằm liền ngay trên hoặc dưới cựa 15. Vảy đệm: Vảy trông từa tựa như mặt chiếc đệm 16. Vảy vuông: Vảy hình vuông 17. Vảy vân sáo: Vảy giống như vảy chim sáo 18. Vảy vân khâu: Mỗi chiếc vảy giống như chiếc khâu vàng đeo tay 19. Vảy hai hàng trơn: Chân gà có hai hàng vảy từ trên xuống dưới 20. Vảy huyền châm: Giữa hai hàng vảy trơn có thêm hàng vảy nằm giữa 21. Vảy dép: Vảy ở dưới bàn chân, vảy loại này thật hiếm. 22.Vảy án nhãn: Vảy nằm ngang cựa, khi đôi gà chọi nhau, vảy này thường đâm vào mắt địch 23. Vảy xà cốt: Hàng vảy trông giống như bộ xương khô của con rắn 24. Vảy yến son: Những chiếc vảy hồng ẩn khuất dưới chân, nơi trên bốn ngón, khi gà co chân lên cuốn chân xuống mới thấy được. 25. Vảy vòng móng: Loại vảy nhỏ ở dưới gối, bị lông gối phủ lên khi vạch lông gối mới thấy được 26. Vảy độc đao: vảy giống như một thanh đao 27. Vảy song đao: Vảy giống như hai cây đao 28. Vảy tam tài: ba vảy liền nhau 29. Vảy tứ vi: Bốn vảy đấu đầu 30. Vảy bát nhân tự: Vảy ở tám ngón chân đều có chữ nhân..

31. Vảy công hậu: Hàng vảy ở phía sau chân.

Ba hàng sát chậu

Nguyễn Tuấn Anh @ 22:35 22/09/2014 Số lượt xem: 8030

Xem Vảy Gà Cao Lãnh Nắm Bắt “Vảy Độc

( chúng tôi Với những người sành chơi gà Cao Lãnh, quá trình chọn gà không chỉ dựa vào nòi giống, dáng vóc, kỹ năng. Mà việc cũng đóng vai trò rất quan trọng để biết rõ hơn về bản lĩnh, khả năng ra đòn. Nếu là người lâu năm thì việc xem vảy không quá khó khăn nhưng người mới bắt đầu chơi gà thì đó lại là một giai đoạn vô cùng khó. Bởi quá trình xem vảy đòi hỏi nắm vững kiến thức về hình dạng vảy, cấu tạo vảy…Vì thế, trong bài viết này “Nuôi gà đá” sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số hình dáng của các loại vảy gà tốt nhất.

Loại vảy của hàng nội có điểm đầu nhọn hoắt như mũi dao chỉa thẳng vào cựa. Loại giáp vy đao phải có cấu tạo từ 3 vảy trở lên mới tốt. Gà có hai mũi vảy được gọi là song phủ đao.

Gà có vảy giáp vy đao thường ra đòn rất độc ác, sát phạt tới tấp theo cả chiều dọc và chiều ngang. Làm cho đối thủ không kịp thở mà xây xẩm mặt mày, thậm chí là lăn ra sàn đấu.

Vảy kích giáp là loại vảy được cấu tạo từ 4 hành vảy được tính từ gối xuống. Có một số vảy tựa quấn cán giống như hình xiên đao nhưng lại không phải là xiên đao. Gà có vảy kích giáp được xếp vào hàng “Tướng Kê”.

Gà có vảy kích giáp với biệt tài mà đò nhanh lẹ và dũng mãnh. Cùng khả năng ăn độ chớp nhoáng khiến đối phương khó lòng trở tay. Đa phần gà có vảy kích giáp thường khiến cho đối thủ tử trận tại chỗ, đặc biệt trong các trận đá gà cựa dao, cựa sắt thì hầu như nắm chắc phần thắng trong tay.

Xem vảy gà Cao Lãnh – vảy thất đao thiên

Vảy thất đao thiên có dạng hình xiên đao gồm có 7 vảy cấu tạo thành nên gọi là thất đao.

Gà chọi sở hữu vảy thất đao thiên được xếp vào hàng SÁT KÊ. Với lối ra đòn tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng thực chất lại vô cùng hiểm độc. Đó là cách gà có vảy thất đao thiên đánh lừa đối thủ. Cách ra đòn nhanh, linh hoạt, dứt khoát khiến cho đối phương không có cơ hội phản đòn. Nhờ đó mà hạ gục được đối phương đi trong vài lần đá đầu tiên. Với gà 3 hàng vảy thì đến các loại gà linh kê, thần kê cũng có thể bị thua ngay tại trường gà.

Gà 3 hàng vảy chính là gà có 3 hàng vảy nằm trên cán và song song với nhau. Loại gà có 3 hàng vảy này thường rất hiếm. Gà mà sở hữu 3 hàng vảy được đánh giá là văn võ song toàn, với tài đá tùy cơ ứng biến cực kỳ thông minh. Gặp phải gà chiến 3 hàng vảy thì những đối thủ được đánh giá cao hơn cũng phải dè chừng. Bởi sơ hở một chút là chết ngay với nó, không ăn được thì gà đối thủ cũng bị te tua.