Gà Asil được thuần dưỡng ở tiểu lục địa Ấn Độ và có lẽ là giống gà chọi cổ xưa nhất thế giới. Bằng chứng khảo cổ sớm nhất về chọi gà được phát hiện ở thung lũng Indus (ngày nay là Pakistan nhưng thuộc lãnh thổ Ấn Độ cho đến 1947). Việc tìm hiểu về gà Asil không dễ dàng. Đây là giống gà được thuần dưỡng ở tiểu lục địa Ấn Độ. Ngày nay, vùng đất này bao gồm nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Đây là quê hương của nhiều chủng tộc và nền văn hóa khác nhau. Việc tìm hiểu các tên địa phương và mô tả thực sự phức tạp bởi riêng Ấn Độ thôi cũng có đến 21 ngôn ngữ bản địa và trên 200 phương ngữ. Đôi khi thông tin là hết sức trái ngược. Do đó việc so sánh và phân tích các thông tin này là điều cần thiết. Người chơi gà Asil ở khắp nơi trên thế giới là những nguồn thông tin giá trị nhất. Cộng đồng Asil Quốc tế (AIC) nỗ lực cung cấp những thông tin hữu ích để giúp người chơi gà Asil ở khắp nơi bảo tồn giống gà chọi này cùng với tiêu chuẩn lai tạo phù hợp.
Tên gọi –Asil, Assel hay Asli?
Tên của giống gà có thể được viết theo nhiều cách khác nhau cũng như có nhiều tên gọi ở Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Điều này dĩ nhiên bắt nguồn từ sự phức tạp của các ngôn ngữ bản địa ở Ấn Độ. Ý nghĩa của các từ Asil, Aseel hay Asli là “giống thuần” hay “dòng thuần”. Nó bắt nguồn từ ngôn ngữ Ả Rập-Ba Tư. Trước khi bị Hồi giáo xâm chiếm, gà Asil và các biến thể của nó chỉ được biết đến trong nội địa dưới tên gọi địa phương. Làm thế nào mà chúng được gọi là Asil, Aseel hay Asli? Câu trả lời nằm ở lịch sử của Ấn Độ (bao gồm Pakistan và Bangladesh). Từ thế kỷ thứ 7, phần lãnh thổ phía bắc Ấn Độ (và Pakistan) dần rơi vào tay người Hồi. Sự xâm lấn của Hồi giáo ở miền bắc bắt đầu từ triều đại Turkish-Afghani Ghaznavid. Kết quả dẫn đến sự thành lập của triều đại Hồi giáo Mughal vào năm 1707! Hồi giáo du nhập ảnh hưởng của ngôn ngữ Ả Rập – Ba Tư vào văn hóa và xã hội Ấn Độ. Do đó cái tên Asil, Aseel hay Asli nhất định bắt nguồn từ tầng lớp Hồi giáo cai trị. Từ đó, Asil được toàn bộ các địa phương Ấn Độ sử dụng.
Phân loại
Theo tôi, giống gà Asil có thể phân làm hai loại chính, loại nhỏ Reza (ở một số quốc gia phương Tây, người ta gọi một cách không chính xác là Rajah) và loại lớn Asil (ở một số quốc gia phương Tây, người ta gọi là Kulang Asil). Như đã nói ở trên, tên gọi khác nhau tùy theo nhà lai tạo ở vùng nào Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Li Băng, Afghanistan, Nga (vùng Káp-kaz) và các nước vùng Trung Á (Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan, Dagestan .v.v). Cũng tồn tại những cách phân loại khác. Độc giả nên phân tích những thông tin ở đây để tự rút ra kết luận. Lưu ý: một số nguồn ở trong và ngoài Ấn Độ còn đề cập đến một loại Asil thứ ba, gọi là Asil trung bình hay “Calcutta Asil”. Tuy nhiên, không có bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm này.
Màu sắc
I. Reza Asil ( gà Asil chạng nhỏ )
Reza là loại gà Asil dưới 3 kg. Loại Asil này phổ biến trên toàn thế giới nhờ sách vở và bài viết của các chuyên gia như Herbert Atkinson, Siran và Paul Deraniyagala ở Sri Lanka và Carlos Finsterbusch ở Chile. Reza Asil theo các tài liệu cũ (phương Tây) lại chia thành nhiều dòng: (Amir) Ghan, Sonatol, (Siyah) Rampur, Kalkatiya (Kaptan) và Jawa. Những dòng này đều được nhận dạng theo màu sắc! Ý nghĩa theo thứ tự là: điều, điều nhạt, ô, điều bông (speckled red) và chuối. Ngày xưa (thời thuộc địa) những màu khác như nhạn, bông (spangle) .v.v bị coi là pha tạp. Theo Herbert Atkinson, Asil thuần không được nặng quá 3 kg. Ngày nay, những tên hay dòng “cổ điển” mà Atkinson đề cập đều ít nhiều bị quên lãng. Những ai có chút kinh nghiệm lai tạo đều hiểu rằng sau vài thập kỷ dòng gà sẽ bị suy dần cho đến biến mất. Lưu ý: dân địa phương ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka chỉ biết đến loại Reza Asil thông qua tên gọi ở địa phương mình.
Dòng Asil nhỏ ký Reza Asil.
1) Ô, Siyah Rampuri (đen)
Một số con đen từ đầu đến ngón chân và cả mắt cũng đen. Giòng này không đồng nhất như người ta muốn vì nó được nuôi từ bắc tận xuống phương nam. Nó được coi như khơi nguồn của giống Haiderabad Kulang (lớn chạn) khiến cho lẫn lộn chạn. Gà đá thật sự Siyah cao vừa tầm, càng đen càng tốt, hoàn toàn đen. Tuy vậy đôi khi cánh hay đuôi hoặc móng có chút trắng cũng được. Giống này lông rất ngắn gần như mã lại. Vài loại nhất là gà mái có ma*’t trắng hoặc màu hạt trai, đầu cục mịch và mỏ rất ngắn. Siyah Rampuri là giống gà đá toàn diện, nhanh, năng động và là con gà dứt điểm hay không tưởng. Rajah Murgh rặt không nên có tích nhưng con trống tai rất bự. Con mái nhiều con lông mọc đến quanh mỏ dưới (mái râu). Siyah đôi khi ra gà mất màu, những con này dân Ấn thịt, nhưng dân tây phương khó lòng thịt gà mình nuôi và cũng muốn nghiên cứu những máu khác nhau. Gà Siyah hay dùng đá đòn, nhưng về chịu đựng thì hơi kém, về khuya mau bị xuống.
Siyah Asil là giống gà một vợ một chồng. rất khó nuôi thành đàn. Lúc bé sống thành bầy, khi lớn nên nhốt riêng. Gà mái cũng đánh nhau, nếu nuôi được gà mái sống chung thì sẽ có con đầu đàn. Thường thì nuôi riêng rẽ, thả con trống sáng với con mái này, chiều con mái kia. Ngay cả khi chọn cặp không đúng thay vì thành cặp, trống mái lại đá nhau. Siyah rất thuần thục, nhưng khó nuôi chung có thể đá nhaU tới chết ngay cả khi đã nuôi cho quen nhau vài tháng, đến mùa lứa đôi thì nên nhốt riêng. Đây là giống gà không ồn ào, mùa đông gần như yên lặng.
Dòng Rampuri Asil-màu đen.
2) Kal- Katiya, ở Ấn gọi là Kaptan
Con này xuất xứ Singapur, thân hình ốm hơn gà Asil trung bình và cao hơn nhưng không chò như gà Mã Lai. Con này lông đỏ đậm, nhiều con gần như đen. Mòng mỏng và dài nhất trong những loại Asil. Đây là giống gà cựa, cựa rất tốt, cựa đen, Kal Tatiya có nghĩa là cựa đen. Giống này đá ngang, hay xoạc cẳng như muốn chạy, nhưng thi`nh lình phóng chân ra đá. Gà này đá rất khôn và quấn chặt.
Gà này nhiều sư kê thích nuôi vì khôn. Gà này có thể nuôi đàn, nhưng gà trống khi mặt đỏ phải tách ra, đá nhau rất sớm. Giống gà này da trắng hay vàng Gà này nặng khoảng hai ký, ở Singapur nặng hơn khoảng 450gr Gà này sinh sản nhiều cà dễ nuôi hơn những Asil khác, tương tự như giống Tuso của Nhật. Asil khi ẵm dưới bụng đặt lên bàn thì thường tiết ra chất dầu để vuốt lông, búng tay hay xù cánh de vòng vòng.
Kaptan Asil.
3) Jawa hay chuối hoặc màu bạc cánh vịt.
Do Vài con Nhạn hiếm cản với mái ô hay ô ớt đôi khi ra con được giữ lại thành dòng Jawa. Gà Chuối Jawa cũng như Nhạn thường dung để đá sới cỏ. Mặc dù có nhiều con rất hay nhưng chưa bao giờ được xếp thượng hạng vì đá lâu hơi bị xìu trong những trận đá đòn. Những dòng ngoại có nhiều màu lạ, lợt và hình lạ do pha ngoại huyết với giống như dòng Calcutta Asil. India games và những dòng Asil khác. Những con này đôi khi trở nên to lớn và lực lưỡng, tuy vậy vẫn xếp loại Jawa.
4) Sona-tol hay Sonatawal
Sở dĩ được đặt tên vây vì nó có lần được bán theo trọng luong tương đương với vàng Sona-tol có nghĩa “đắt như vàng.”. Sonatol có màu đỏ nhạt và đỏ cam rất đẹp. Asil đôi khi bị đốm trắng, Sonatal thì không. Sonatal có quản trắng hay vàng, quản vàng chứng minh lien hệ tới giống Malay và quản trắng có nhiều trong những giống Trĩ và gà Gô. Sonatol được coi là giá trị nhất trong những dòng Reza Asil và tốt như bất cứ dòng Asil nào khác. Nó hay được pha với giống được coi trọng nhất dòng gà Khan để đá. Nó có khả năng chiến đấu đáng ngạc nhiên, không bao giờ ngừng cố gắng hạ đối thủ , nó mảnh hơn và cao hơn dòng Khan một chút; nó khôn ngoan và đoán lối trội vượt bực so với dòng Khan để bù với nhuợc điểm là hơi nhẹ đòn mà dòng Khan có ưu điểm tuyệt đối về đòn đá. Khoảng hơn năm mươi năm về trước những sư kê Ấn Độ không ngừng tranh cãi dòng nào hơn dòng nào, đa số cho là Sonatal hay hơn, nhưng Khans được đánh giá cao hơn. Ngày nay hai dòng này rất hiếm, họa chăng vài sư kê già còn giữ và họ không bán với bất cứ giá nào. Sonatol là gà của đại gia, mà xui là đại gia hay bỏ chơi gà, có con gà được gạ đổi lấy chiếc xe Crossley cáo cạnh với giá 900 bảng Anh (giá thời nảo thời nào) nhưng bị từ chối thẳng thừng. Mái Sonatol có màu nhạt, nâu đỏ hay màu lúa chin; cũng như những giống Asil khác đẻ rất ít, một năm khoảng dưới mười trứng, những sư kê kinh nghiệm Asil không bắt nó đẻ thêm.
Sonatal Asil.
5) Amir Khan (Ghan) hay Ghan
Có nghĩa là nặng đòn hay búa tạ. Những giống Asil nổi tiếng dòng nào cũng nặng đòn mà mà dòng này được gọi là búa tạ đủ hiểu đòn nó khủng ra sao.
Có nghĩa là nặng đòn hay búa tạ. Những giống Asil nổi tiếng dòng nào cũng nặng đòn mà mà dòng này được gọi là búa tạ đủ hiểu đòn nó khủng ra sao.
Khan lông màu ô ớt cản giữ đúng màu, quản to, cực khô và cứng với cặp cựa cứng mạnh. Quản trắng hay vàng. Gà mái long nâu đỏ đậm với viền đen và đuôi đen bóng. Khan coi như là dòng lì lợm nhất trong đám Reza Asil hay bất cứ dòng nào. Khan sọ dày nhưng gọn, cổ như thanh sắt nguội, ngực nở, lưng to ngắn với phao câu tròn to. Đùi nở nhô ra đằng trước với bắp thịt chắc. Bụng ngắn chỉ tới sau cặp đùi. Cánh ngắn.
Mắt tròn trơ nhưng nhỏ và được bảo vệ bởi xương hốc mắt và hai gò má. Tai thòng nhưng không tích, chỉ có chút dấu. Mỏ cứng và ngắn.
Khan lông rất ngắn và lộ thịt ở cổ, cánh, đùi, trong nách và dưới phao câu. Lông cổ ngắn và hơi quăn. Mã thẳng và long đuôi ngắn hơi cong. Đôi khi có mã lại.
Gà Khan cực hiếm, rất thuần thục với người nhưng lựu đạn với gà khác. Cản từng đôi, khó thể cản chung hai mái, nó sẽ đá nhau tan từng mảnh và không bao giờ chịu thua. Trống hay mái sức chịu cũng khó tưởng. Đây là giống được ưa chuộng trong giới đá đòn Dora Dirza Ấn Độ. Năm này qua năm khác, khi hai con gà kết đụng độ coi như là một cuộc thử gà kéo dài nhiều …ngày. Nhiều khi sau năm ngày chiến đấu hai coi đều mù chỉ còn biết ôm sát nhau mà đấm cho đến kết cục cay đắng cho cả hai bên. Nhũng ngày đó họ cản ra giống gà như vậy.
Sức chịu đựng vô biên, khỏi tính thịt nát xương tan, gà Khan không bao giờ bỏ cuộc Nó manh, gan dạ và dân chơi thứ thiệt. Rằng là có những cú đá kinh khủng, với những hơi thở của giờ chết khò khè trong cổ họng, nó vẫn tung được một đòn hết gà trong những giây cuối của đời nó.
Khan Asil.
Khan Asil.
II. Kulang Asil (Bắc và Nam Ấn)
Việc phân loại Kulang Asil thật sự rắc rối. Trong các tài liệu về gà chọi ở phương Tây, chẳng hạn như cuốn “Cockfighting all over the World” (1938) của Carlos Finsterbusch, bao gồm những biến thể sau: Hyderabad, Calcutta và Madras. Các chuyên gia Asil ở nội địa sử dụng phương pháp phân loại hiện đại hơn. Loại Asil lớn con được chia thành các biến thể sau: Bắc Ấn, Nam Ấn và Madras. Các biến thể Bắc và Nam Ấn không khác nhau mấy. Chỉ khác kiểu mồng, hình dạng mỏ và thân (chẳng hạn: Bắc Ấn = mảnh mai hơn, Nam Ấn = cơ bắp hơn), tuy nhiên Madras Asil lại khác một cách đáng kể. Chúng có dáng thấp, đô con và nặng xương hơn. Biến thể này được phát hiện ở cực nam Ấn Độ, bang Tamil Nadu. Ở nội địa, gà Asil đạt từ 4 đến 6 kg. Kulang Asil ở bên ngoài và các nước láng giềng thường từ 4.5 đến 5.5 kg. Có lẽ khác biệt trọng lượng là do điều kiện nuôi dưỡng mỗi nơi mỗi khác.
Haiderabad liên hệ bà con mật thiết với Asil Reza nhưng về hình dáng thì nó nghiêng về giống Mã Lai và tương tự như Shamo của Nhật.Haiderabad. Là dòng Asil tiêu biểu, cao giò, ngực nở, đuôi cúi cung. Tuy vậy giống này ít có cơ hội với sư kê Tây Phương vì họ khoái dao và đinh Trên phương diện pha giống đồng thời với gia tăng lì lợm, gan dạ và sức manh bắp thịt, nó lại tạo sự chậm rãi, nguội trong dòng máu. Điều mà làm dân khoái loang loáng đao kiếm trên không, hanh` động chớp nhoáng, cánh vung cao thấy nản chí. Họ pha, pha và pha cho đến khi chỉ còn Asil trong máu còn nhìn chỉ tưởng gà Tây Phương.
Giống này tương tự như Haiderabad nhưng nhẹ hơn chừng gần một ky’ lô ngoài so với giống khổng lồ Haiderabad là giống họ pha với Jawa mà ra. Giống Calcutta phổ thông khắp thế giới nhất là nam Mỹ. Trong đó những dòng gà bông hay Nhạn. Dòng Calcutta thuộc loại chạn lớn và rất thiện chiến. Madras
Dòng này hiếm hơn nhưng cũng là dòng Asil đẹp nhất, dòng Madras. Madras lùn hơn Calculta một chút, ngực vai nở và nhìn rất có lực. Mandras nặng khoảng gần đến ngoài 3 kí. Có liên hệ với giống Mã Lai, nhưng cũng họ Reza. Có rất ít thông tin về con gà này, có nhắc đến trong sách vở nhưng không ghi chi tiết. Dòng này hiếm hơn nhưng cũng là dòng Asil đẹp nhất, dòng Madras. Madras lùn hơn Calculta một chút, ngực vai nở và nhìn rất có lực. Mandras nặng khoảng gần đến ngoài 3 kí. Có liên hệ với giống Mã Lai, nhưng cũng họ Reza. Có rất ít thông tin về con gà này, có nhắc đến trong sách vở nhưng không ghi chi tiết.
Kunglang Asil.
III.Gà Malay – Một biến thể Kulang Asil
Gà Malay vốn được người phương Tây coi như một giống riêng, chẳng qua là một biến thể Kulang Asil mà thôi. Chẳng có giống Malay nào ở Malaysia. Đặc điểm tương tự như loại Asil lớn con ở Nam Ấn (các bang Kerala và Tamil Nadu). Chúng cũng có dáng cao và mồng trích. Ngày nay, bất cứ ai trưng ra một con gà Nam Ấn thì người phương Tây phải hiểu rằng đó cũng là giống gà Malay mà thôi. Một số cũng được gọi là “Desi” và pha với các giống gà địa phương (không phải gà chọi). Gà Malay ở Ấn Độ cao đến 85 cm và nặng từ 4.5 đến 6 kg.
Malay Asil.
IV. Các biến thể Asil (râu, mào, mã lại và mồng lá)
Gà Asil cũng có nhiều biến thể hiếm. Chúng là Asil ria (bearded), mào (tassel), mã lại và mồng lá (single crested). Ở nội địa, những biến thể hiếm này nổi tiếng về lối đá, nhất là gà mồng lá. Chúng rất nhanh lẹ và cực kỳ hung dữ.
Gà tre Asil
Gà tre Asil (bantam) được lai tạo từ cuối thế kỷ 19 bởi một nhà lai tạo người Anh tên là William Flamank Entwisle. Giống gà trở nên rất thịnh hành vào thời đó nhưng sau một vài thập kỷ, sự háo hức mất hẳn. Gà tre Asil xuất hiện trong Tiêu chuẩn Gia cầm Hà Lan vào năm 1920 với một loạt biến thể màu. Cho đến tận những năm 1980 không ai còn nghe nói gì đến chúng. Một nhà lai tạo người Bỉ tên là Willy Coppens tái tạo lại chúng bằng chất liệu Ko Shamo, gà tre Ấn và Reza Asil. Sau khi xuất hiện một cách thành công, các nhà lai tạo người Đức như Andreas Niehsen và Hartmut Vieregge tục công trình, điều dẫn đến việc giống gà được Tiêu chuẩn Gia cầm Đức công nhận. Giống gà cũng được tái giới thiệu sang Hà Lan và Anh. Ngày nay, gà tre Asil rất phổ biến và được lai tạo với nhiều biến thể màu khác nhay. Trọng lượng tối đa là 750 g.
Bamtan Asil.
TIÊU CHUẨN ASIL
MỎ – Ngắn, dày, mạnh, màu ngà và ngậm chặt. Mỏ trên phải thẳng.
MẮT – Sáng, hơi long lanh, giác mạc trắng và như ngọc trai, mí mắt hình ô-van, giác mạc vàng hay vằn tia máu ở một số cá thể.
MỒNG – Dâu hay dâu ba khía, ngắn, dày và thấp (trừ dòng mồng lá “Bihangam”).
TÍCH – Triệt tiêu hoàn toàn (ngoại trừ dòng mồng lá “Bihangam”). Mặt và tai đỏ.
ĐẦU – To và hơi dài giống như cầy mangut (mongoose), xương cằm và gò má rộng, rất ít mỡ, da cứng, hầu (throat) không nhô và càng ít nọng càng tốt, lông bờm mọc thấp, mặt trước mọc dưới hầu.
CẦN – Chiều dài từ vừa phải cho đến ngắn, lóng cần ngay sọ gồ lên, trông như rắn hổ phùng mang. Xương cổ nhỏ, khớp (ridge) không mỡ, cảm giác đầy đặn, đặc biệt là 5-7 cm bên dưới đầu. Nhìn tổng thể, cổ phải chắc mạnh như một thanh sắt, bao quanh bởi lớp lông thô cứng.
LƯNG – Rộng và phẳng. Nhìn từ trên xuống, lưng và cánh có hình trái tim.
CÁNH – Xếp cao gọn gàng và khép sát thân. Chúng phải cơ bắp và không có mỡ (fleshless), chân lông (quill) cứng chắc thay vì chắc.
NGỰC – Nở, rộng, cơ bắp, rắn chắc, thịt lộ qua lớp lông ở ngực, đùi và cánh vai.
THÂN SAU (STERN) – Bụng nhỏ, phao câu lớn, rộng và rất mạnh mẽ (ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG!), lông phụng hẹp, hình lưỡi mác (scimitar), thô cứng (wiry), nhọn, gốc xuôi, không cong như những giống gà khác, lông màu ánh kim, không nhỏng quá phương ngang, bó nhưng không lèn chặt, lông mã và lông bao đuôi (cloak) hướng về sau nhiều hơn những giống gà khác, cứng chắc, nhọn và xinh đẹp
THÂN – Gọn gàng và cơ bắp.
ĐÙI – Không quá dài, to, tròn, rắn chắc và thưa lông (da thấp thoáng), thẳng hàng với thân, và không dang rộng như cánh khi gà đứng đối diện, như thể gà không thể đá một cách phù hợp.
CÁN – Ở gà trưởng thành, dày và vuông vức, mặt trước thấp, không tròn. Rãnh vảy thẳng, hơi lõm. Chấp nhận duy nhất màu trắng nhưng cán thường ngả vàng vì thức ăn có rau xanh.
NGÓN – Thẳng, dày, nhưng thuôn và mạnh, móng to, cứng, cong và trắng.
NGOẠI HÌNH (APPERANCE) – Thân (carriage) phải dựng thẳng, đứng vững vàng và chắc chắn trên hai chân, xinh đẹp, hoạt bát và gọn gàng, và chuyển động chớp nhoáng như rắn hổ mang. Nhìn ngang một con gà đang đứng, mắt và móng ngón ngọ phải nằm trên một đường thẳng.
ĐẶC ĐIỂM (CHARACTERISTIC) – Tiếng gáy của gà Asil không giống với những giống gà khác, ngắn như thể bị chẹn ngang đoạn cuối. Có rất ít hoặc không có lông tơ mặt bụng. Trọng lượng của gà trống trưởng thành trong điều kiện phù hợp không được vượt quá 3 kg. Gà mái phải tương tự như gà trống về mọi phương diện, ngoại trừ những đặc điểm liên qua đến giới tính. Khi chạm và chọc vào gần hậu môn, gà bắt đầu rỉa và bôi lông. Hành vi này kém rõ rệt ở những cá thể pha bớt máu Asil. Mái Asil thuần nuôi con từ 6 tháng cho đến 1 năm. Mái đẻ hai lứa trứng mỗi năm. Trống Asil rất dễ bồng và không bao giờ hoảng hốt. Khi búng tay, trống liền de, như thể có con mái đứng cạnh. Nó thích được bồng bế và vuốt ve (stroke) và ai cũng có thể bồng gà Asil vào những lúc rảnh rỗi.
ĐẶC ĐIỂM CHI TIẾT
GIỚI THIỆU
LƯU Ý
Trong quá khứ, gà Asil có đặc điểm hình thể ổn định hơn ngày nay. Bởi hầu hết các nhà lai tạo Asil xưa kia không thể trao đổi hay mua bán gì được. Nguyên nhân là vì những cách trở về địa lý chẳng hạn như núi cao hoặc xa xôi (sa mạc). Những ngày đó, người ta chỉ có thể vận chuyển hàng bằng chân, lừa, ngựa, lạc đà hay xe kéo! Phương tiện hiện đại được đưa vào Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh) từ năm 1852 khi khánh thành tuyến xe lửa đầu tiên. Xe hơi xuất hiện từ năm 1900. Dịch vụ vận chuyển hàng không xuất hiện từ năm 1912. Phương tiện vận chuyển hiện đại khiến cho việc trao đổi mua bán gà Asil dễ dàng hơn trên khắp Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh). Điều này đem lại sự phát triển mới mẻ cho gà Asil. Qua vài thập kỷ, nó tạo ra cái gọi là loại Asil “trung gian”. Hay nói cách khác, loại Asil thể hiện đặc điểm của nhiều dòng Asil khác nhau. Do đó, đôi khi bạn không thể nói một cách chính xác thể loại của một cá thể. Chúng ta thường nói là “cổ điển” hay “pha trộn”. Hãy chấp nhận thực tế này trong thế giới của gà Asil. Xin cảm ơn.
ĐẦU
Dạng đầu Asil lý tưởng ít nhiều tròn trĩnh và rộng, mắt trắng (pearl) và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má nhô cao, mồng trích hay mồng dâu thấp nhỏ (ngoại trừ biến thể mồng lá), mỏ tương đối rộng bản. Đoạn nối giữa đầu và cổ có lối “thắt sọ” điển hình. Mặt thường đỏ. Asil mặt lọ xuất hiện ở Nam Ấn. Mô trên mặt phải là mô cơ. Mặt gà với nhiều mô mỡ (flesh) không có lợi khi thi đấu. Mô mặt sẽ nhanh chóng sưng phồng và che lấp mắt. Tích phải triệt tiêu, chỉ còn lại dấu vết.
Đặc điểm đầu gà asil.
KIỂU MỒNG
Gà Asil (tất cả mọi biến thể) có nhiều kiểu mồng và mỏ. Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng Asil Bắc Ấn thông qua Reza Asil có mồng dâu (ba khía). Asil Nam Ấn thông qua Malay và Madras Asil có cả mồng dâu (ba khía) lẫn mồng trích. Theo một số nguồn tin từ Ấn, gà Asil thường được chia làm ba loại chính 1) Reza Asil 2) Bắc Ấn và 3) Nam Ấn. Khi nói về Bắc Ấn nghĩa là tính cả Pakistan và Bangladesh.
Gà asil mồng dâu.
Asil mồng trích.
KIỂU MỎ
Loại Asil Bắc Ấn có mồng dâu ba khía và mỏ tương đối lớn, tương tự như mỏ ưng. Asil Nam Ấn thường có mỏ ngắn, rộng bản như tam giác.
Kiểu mỏ ngắn đặc trưng của gà asil.
MẮT
Asil Bắc Ấn (kể cả Reza) và Asil Nam Ấn phải có mắt trắng – ngọc trai. Mắt đỏ hay vàng là lỗi. Mắt phớt vàng có thể thấy ở gà tơ nhưng sau chuyển thành trắng-ngọc trai. Đôi khi mắt vằn tia máu. Có những nhà lai tạo nội địa chuộng loại mắt “vằn tia máu” (bloodshot) này. Đấy là dấu hiệu của sinh khí. Mắt phải nằm sâu trong hốc mắt và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má lồi.
Mắt gà Asil.
CÁN
Những màu chính ở gà Asil bao gồm trắng ngà, vàng, đen, xám và xanh lục. Cán vàng và xanh lục với những đốm đen như ở gà Shamo không phải là chuẩn mực ở gà Asil. Cán sẫm màu thường thấy ở Asil Nam Ấn. Một số cá thể vảy rất sần sùi, hơi vênh lên một chút. Nhưng đây không phải là dấu hiệu của bệnh “sùng chân”. Một số nhà lai tạo nội địa chuộng loại vảy thô ráp như thế này bởi chúng sẽ tăng thêm tổn thương cho đối thủ! Cán gà Asil không được tròn mà phải vuông vức.
Asil chân vàng vuông.
VAI, LƯNG VÀ THÂN
Vai lưng gà Asil.
Cánh khuỳnh (carry apart) và vai dựng thẳng như gà Shamo không phải là chuẩn mực của gà Asil. Gà Asil phải có vai rộng và cánh khép sát thân (carry against). Lưng cũng khác. Shamo có lưng rất dựng, Asil không vậy. Shamo có thế đứng rất thẳng, góc lưng của Asil khoảng 45 độ. Đấy là lý do tại sao gà Shamo và Kulang Asil với cùng trọng lượng lại có chiều cao khác biệt. Thân gà Asil rất cơ bắp nhưng gọn gàng. Thân gà Shamo cũng cơ bắp nhưng dài hơn.
ĐẶC ĐIỂM THỂ HÌNH
GÀ ASIL Ở CHÂU MỸ
Từng có thời, các nhà lai tạo Argentina cản ra loại gà Asil hay nhất châu lục. Những cá thể “Asil Argentino” này được xuất khẩu sang những quốc gia châu Mỹ khác. Chúng đá loại cựa sắt gọi là “puone”, dạng cựa hình nón thấp. Gà đá thể loại này phải cực kỳ gan lỳ, dai sức và mạnh khỏe. Điều này tùy thuộc vào loại gà Asil. Từ quan điểm thể hình như vậy, chúng được cản theo hướng cực kỳ gọn gàng (compact). Một ví dụ thực sự về loại gà lực. Người khác lại cản Asil theo hướng thanh mảnh (elegan). Loại gà này được cản để đá thể loại cựa sắt như cựa dao và cựa tròn. Hướng lai tạo tập trung vào các phẩm chất chiến đấu như tốc độ và sự nhanh nhẹn.
Asil Bobby nổ tiếng.