Top 9 # Xôi Gà Chiên Nước Mắm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Cánh Gà Chiên Nước Mắm Và Xôi Lá Dứa Nước Cốt Dừa

Cánh gà chiên nước mắm và xôi lá dứa nước cốt dừa

Cánh gà chiên nước mắm và xôi lá dứa nước cốt dừa

Cánh gà chiên nước mắm ăn kèm xôi nước lá dứa nước cốt dừa là món vô cùng ngon, thơm, béo ngậy ăn một lần là muốn ăn thêm lần nữa. Hai hương bị của cánh gà và xôi hòa quện với nhau rất đặc trưng.

Cánh gà chiên nước mắm ăn kèm xôi hoặc cơm đều rất ngon, đây là món ăn ưa thích , trở thành nghiền của trẻ nhỏ.

1.Cách làm cánh gà chiên nước mắm

Nguyên liệu làm cánh gà chiên nước mắm Cánh gà Nước mắm Dầu ăn Đường, gừng, tiêu, ớt , tỏi Cách làm Thịt gà là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon. Cánh gà chiên thì lại là món ăn ưa thích của cả trẻ con và người lớn. Cánh gà chiên nước mắm nên dùng loại cánh gà có độ thịt dày trung bình, như vậy chiên sẽ lâu chín, ăn thịt bở không được ngon.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sách gà rửa sạch, để ráo , dùng dao khứa cánh gà ra làm nhiều khứa để khi chiên dầu ngấm thịt gà sẽ chín đều hơn.

Phần nguyên liệu gia vị hành, tỏi, ớt chúng ta băm nhuyễn để trộn với cánh gà khi ướp, 1 phần chúng ta để phi trên chảo sau khi chiên cánh gà xong ướp ngấm vào cánh gà.

Bước 2: Chiên cánh gà

Cánh gà để ráo nước khi chiên dầu mỡ không bắn, dễ chiên hơn. Đổ đầy chảo dầu sao cho ngập cánh gà, trước khi đổ dầu chúng ta có thể cho ít muối vào rang hoặc lát gừng di chuyển đều cho đỡ sát chảo rồi mới bắt đầu chiên. Sau khi dầu sôi, lần lượt cho cánh gà vào chảo dầu. Khi bắt đầu cánh gà chuyển màu chúng ta lật lại mặt khác để cho cánh gà chín đều hơn, không bị cháy.

Bước 3: Sốt cánh gà với nước mắm

2.Cách làm xôi lá dứa nước cốt dừa

Xôi lá dứa nước cốt dừa cũng là món ăn vô cùng thơm ngon bổ dưỡng, vị bùi của xôi, mùi thơm béo ngậy của nước cốt dừa sẽ khiến món ăn đậm đà thơm ngon, ăn kèm với cánh gà thì tuyệt vời hơn bao giờ hết, giờ chúng ta bắt tay vào làm thôi nào.

Nguyên liệu Gạo nếp

Lá dứa

Nước cốt dừa

Đường

Gạo nếp: chúng ta chọn nếp nương hay nếp cái hoa vàng, đây là loại hạt rất dẻo thơm. Hạt gạo không được thối hoặc bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món xôi xanh lá dứa.

Cách làm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lá dứa chúng ta rửa sạch, đem xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố cùng nước lọc. Xay xong chúng ta rây lọc qua 1 lượt, được lượng nước xanh chúng ta đem ngâm với gạo nếp.

Ngoài ra, nếu không có lá dứa tươi chúng ta có thể mua nước cốt lá dứa tại các siêu thị, cửa hàng, tuy nhiên để đảm bảo nguồn gốc, an toàn chúng ta nên làm lá dứa tại nhà.

Bước 2: Hấp xôi

Nếu có khuôn chúng ta tạo hình xôi theo hình thú vị, việc này giúp cho món ăn chúng ta hấp dẫn hơn.

3. Cách thưởng thức món ăn

Cánh gà chiên nước mắm ăn kèm với xôi lá dứa nước cốt dừa vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Đây là món ăn chúng ta có thể ăn kèm mà không ngán.

Cánh gà chúng ta có thể ăn chấm với tương ớt, nước chấm nhạt có tỏi, ớt, nước mắm. Khi ăn chúng ta ăn kèm xôi, vị béo của cánh gà hòa với vị ngậy sữa dừa của xôi hòa quện với nhau khiến chúng ta ăn mãi không quên.

Xôi Lá Dứa – Cánh Gà Chiên Nước Mắm, Gà Nướng

Đăng bởi

petitecuisine2017

Mình không có cái may mắn được thưởng thức hoặc được truyền dạy tuyệt kỹ nấu nướng của bà vì bà ngoại mình mất sớm ở cái thuở mình chỉ mới lên 3; mình sống xa bà nội từ thời mình còn bé tí tì ti. Chỉ biết rằng cả bà nội lẫn bà ngoại đều là những phụ nữ tuyệt vời về nấu nướng (qua lời kể của mẹ) mà thỉnh thoảng mẹ vẫn tiếc một số món ngon của hai bà mẹ vẫn chưa học được. Mình may mắn có ông nội, ông ngoại, ba là những người sành về ăn uống. Chính cái sự -biết-thưởng-thức-món ngon ấy khiến cho người-phụ-nữ-nấu-nướng-tuyệt-vời-của-họ dù chưa từng nếm qua món ngon đó cũng có thể làm lại thật ngon qua lời kể lại của người-đàn-ông-của-họ. Mình may mắn có ba mẹ nấu ăn ngon nên sự yêu thích ăn và nấu ăn của mình có lẽ được bắt nguồn từ đó. Mình may mắn có chị ruột và các chị họ giỏi nữ công gia chánh nên từ nhỏ mình đã được nhìn và cảm nhận sự khéo léo. Mình may mắn có mẹ chồng “không giỏi nấu nướng” (ấy là theo tự nhận xét của mẹ chồng mình) nên thường không chê những món mình làm mà trái lại còn khuyến khích. Mẹ cho rằng mẹ chỉ “nấu ba xí ba tú” (nói theo cách của mẹ có nghĩa là nấu đại mà thôi). Ấy thế mà không hiểu sao mình luôn cảm thấy các món ăn mẹ nấu rất đơn giản, rất đặc biệt và trên hết là ngon! Mình có cái may mắn được nhìn ba mẹ nấu ăn từ bé (người ta bảo trăm nghe không bằng một thấy là gì)nhưng thường mình không làm, nên cơ bản là không biết làm gì cả – chỉ biết mỗi việc ăn, mà đôi khi ăn vào cũng không rõ món đó có ngon không. Một lần trường mình tổ chức thi nấu ăn dịp 8/3, có hai em trai rủ mình cùng chơi để thành được một đội (mình chỉ là người thêm vào cho đẹp đội hình thôi) – lần đó được các thầy cô và đồng nghiệp khen lắm. Một lần gửi một công thức cho một website, được một khoản nhuận bút nho nhỏ đủ để mua nguyên liệu.Vậy là từ đó cảm giác yêu thích nấu ăn quay trở lại, nhớ lại hồi nhỏ cũng từng mua nhiều sách nấu ăn để…đọc, xem hình và cất. Rồi chợt nghĩ có khoảng thời gian mình rất ít khi nấu bởi vì không biết nêm sao cho vừa miệng. Một số công thức nấu ăn chỉ bảo cho gia vị và nêm lại cho vừa mà mình thì nêm lúc lại lố muối, lúc lại dư đường, nêm tới nêm lui thành ra một nồi và nhờ mẹ sửa lại. Mẹ nói nấu nhiều sẽ “lên tay” thôi. Bởi vì khi mẹ nấu cũng chỉ áng chừng và cho nhúm muối, nhúm đường gì đó không cụ thể là bao nhiêu muỗng café vậy mà cứ nấu ra là vừa miệng. Vả lại mẹ và chị mình cũng bảo có khi ở các thời điểm khác nhau, các hãng khác nhau thì độ mặn ngọt của gia vị cũng khác nhau. Nhưng mình lại là đứa thiếu kiên nhẫn chờ được đến cái ngày “lên tay” ấy. Vậy nên cứ muốn cái gì đó thật đơn giản, cụ thể với ngần ấy nguyên liệu thì cho bao nhiêu gia vị là vừa để khi nêm lại thì thật tương đối và ít phải sửa nhiếu nhất. Cho nên mình muốn có công thức cụ thể đến từng muỗng café gia vị. Mình may mắn có ba mẹ nấu ăn ngon nên được tận mắt nhìn thấy, được tận hưởng sự sung sướng của người được ăn ngon nên muốn con mình cũng có cái sung sướng đó. Người lớn bây giờ (trong đó có mình) hay chê rằng người trẻ ngày nay thiếu kỹ năng sống lại còn lười học để biết thế nên không biết làm cái này cũng không chịu học làm cái nọ. Suy cho cùng một phần lỗi không nhỏ cũng từ người lớn mà ra. Kỹ năng là gì nếu không phải cái gì đó được trải nghiệm và rèn luyện. Nếu từ nhỏ không dạy trẻ làm, không cho trẻ thực hành thì lớn lên khi cần làm sao trẻ biết làm. Vậy nên mình muốn dạy cho con nấu ăn bởi ăn cũng là một bản năng sinh tồn nên nấu ăn cũng là một kỹ năng để sinh tồn vậy. Nếu nói như thế thì nấu ăn đâu phải chỉ dành cho con gái. Bà nội chồng mình đã từng dạy “đàn ông học sẩy học sàng, phòng khi vợ ốm còn làm mà ăn”. Mình muốn con trai cũng học được cái kỹ-năng-sinh-tồn này. Mặt khác mình nhận ra rằng cùng con nấu ăn cũng như một kiểu chơi đồ hàng cùng con vậy, cả nhà cùng làm, cùng chơi, cùng dọn rồi cùng thưởng thức thành quả lao động. Đó là một trò chơi trải nghiệm thực tế mà ở đó con được dạy, được học, được gần gũi, có tuổi thơ, có kỷ niệm… Một người không giỏi và thiếu kiên nhẫn như mình lại muốn dạy con trẻ nấu nướng thì phải có cái gì thật đơn giản, cụ thể, ít sai sót nhất nên mình muốn các công thức cũng thật đơn giản, cụ thể, làm được và thành công. Mình cũng không muốn sau này phải tiếc vì có nhiều món ngon của mẹ mà chưa học được. Vậy nên Blog này ra đời vì muốn lưu lại công thức của bà, của mẹ cho con, cho cháu, cũng như làm-của-để-dành vậy. Xem tất cả bài viết bằng petitecuisine2017

Cánh Gà Chiên Nước Mắm Ăn Kèm Xôi Lá Dứa Nước Cốt Dừa Ngon Tuyệt

Nước lá dứa

Cách làm: – Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 1 chén nước lạnh, vắt lấy nước cốt. – Nếp vo sạch, ngâm với nước lá dứa + 1/3 lon nước cốt dừa. – Sau khi ngâm nếp được 4 tiếng, vớt ra rổ để ráo, trộn muối, đường, dầu ăn vào nếp.

– Bắc xửng nước lên bếp đợi sôi, cho nếp vào hấp. Trong khi hấp thỉnh thoảng lại mở vung rưới phần nước cốt dừa còn lại vào từng ít một rồi trộn đều. Làm khoảng 2,3 lần cho đến khi hết chỗ nước cốt dừa. – Xôi chín tắt bếp, ép xôi vào khuôn theo ý thích.

Món xôi lá dứa thơm ngon, đẹp mắt

2. Gà chiên nước mắm

Nguyên liệu:– 1 kg cánh gà – 5 muỗng canh tỏi + hành tím bằm nhuyễn – 5 muỗng canh nước mắm nhỉ – 3 muỗng canh đường vàng – 1 chén sữa tươi không đường – 1 muỗng canh nước cốt chanh – 1/2 muỗng cà phê hạt nêm – xíu muối – 1 muỗng cà phê tiêu

Ướp gà với các gia vị chuẩn bị sẵn.

Cách làm: – Gà rửa muối cho sạch, để ráo. Ngâm gà trong sữa tươi khoảng 2 tiếng. – Vớt gà ra lau khô, ướp vào gà hạt nêm, muối, 2 muỗng canh hành tỏi bằm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, để cho thấm vài tiếng hoặc qua đêm. – Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi nóng, bỏ gà vào chiên vàng, vớt ra giấy thấm bớt dầu.

Phi thơm hành tỏi, đường, nước mắm, tiêu

– Bắc 1 chảo khác lên bếp, cho vào 3 muỗng canh dầu ăn, cho nốt 3 muỗng canh hành + tỏi bằm vào phi thơm – Cho đường vào đảo cho tan sau đó cho nước mắm, tiêu vào trộn đều. – Cho cánh gà vào xóc với hỗn hợp đường, nước mắm, hành tỏi này cho áo đều xung quanh cánh gà là được. – Tắt bếp, mang ra đĩa trang trí.

Món cánh gà chiên thơm lừng.

Theo Hoa Phan (Tuổi trẻ Thủ đô)

Gà Chiên Sốt Nước Mắm Chin

Gà Chiên Sốt Nước Mắm Chin-Su

22-09-2020

Gà chiên thơm ngon kết hợp cùng nước sốt đậm đà của Chin Su tạo nên món ngon không thể cưỡng lại.

Nguyên Liệu: + Cánh gà ,đùi gà (3 – 4 cái). + 1 gói gia vị hoàn chỉnh sốt gà chiên nước mắm Chin Su. + Tỏi băm, hành tím băm.

Cách Làm: Bước 1: Rửa sạch cánh gà và đùi gà với nước rồi dùng khăn ăn thấm nước trên phần cánh và đùi.

Bước 2: Bắt bếp lên và cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng thì cho phần cánh và đùi gà vào chiên. Để lửa vừa cho thịt gà chín đều, không nên để lửa quá to gà sẽ bị khét và chín không đều. Bạn có thể chiên ngập dầu phần cánh và đùi gà để gà nhanh chính và có màu vàng đều hơn.

Bước 3: Sau khi chín, vớt gà ra dĩa rồi tiếp tục cho phần tỏi và hành tím băm vào phi thơm. Cho gói gia vị hoàn chỉnh sốt gà chiên nước mắm Chin Su vào cùng gia vị. Cuối cùng cho phần gà đã chiên vàng vào đảo đều tay cho gà thấm gia vị và nước sốt trong 2 phút.

Bước 4: Tắt bếp và bày phần gà chiên nước mắm ra dĩa. Thế là bạn đã hoàn thành món ăn rồi.