Cập nhật thông tin chi tiết về Trại Gà Vườn ‘Đông Như Kiến’ Ở Tây Ninh mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với đàn gà hơn 60 ngàn con, đủ màu sắc, trên diện tích gần 3ha, đây được coi là trại gà ta nuôi kiểu bán chăn thả lớn nhất tỉnh Tây Ninh.
Trang trại gà “khủng” này thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Năng Lân, ở thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Then chốt là con giống Trại gà của ông Lân nuôi bán chăn thả, ngoài hệ thống chuồng bình thường, còn có khu vườn rộng hơn 2ha, thông thoáng và nhiều cây cỏ, côn trùng.
Mặc dù không phải nuôi trong chuồng lạnh công nghiệp, gà vẫn sống chủ yếu ngoài thiên nhiên, nhưng trước khi vào tham quan trang trại, chúng tôi cũng phải mặc đồ bảo hộ, cởi giày dép để bên ngoài, sau đó mang đôi dép của trại, và nhúng cả đôi chân vào khay nước sát khuẩn.
Ông Nguyễn Năng Lân, chủ trang trại cho biết, mặc dù gà nuôi thả, nhưng vẫn trong khuôn viên khép kín, nên vẫn phải sát khuẩn, phòng dịch.
Ông Lân quê tỉnh Hà Nam, cả gia đình ông chuyển vào Tây Ninh làm kinh tế mới ngót 30 năm. Khoảng thời gian ấy, gia đình ông đã trải qua nhiều biến cố, khó khăn kéo dài.
Năm 2014, tình cờ xem tivi thấy nhiều mô hình nuôi gà ta ở Bình Phước rất thành công, cha con ông Lân tìm lên tận nơi học hỏi. Sau đó mua 300 con giống về nuôi thử. Đàn gà phát triển khá tốt. Nhưng do lai giống gà Tam hoàng hơi nhiều nên khó bán.
Sau đó, cha con ông tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm nhiều giống gà khác. Cuối cùng, ông quyết định chọn nuôi thử giống gà của công ty Lượng Huệ, Hải Phòng.
“Sau khi tìm hiểu thêm nhiều giống gà khác, tôi thấy giống gà này là phù hợp hơn cả bởi màu lông, mẫu mã đẹp, trọng lượng không quá to, lại có nhiều nét tương đồng gà địa phương Tây Ninh, nên tôi đã liên lạc với công ty cung cấp giống”, anh Nguyễn Năng Liêm, con út ông Lân kể.
Năm 2016, gia đình ông Lân quyết định chuyển đổi một phần vườn cao su 2,5ha, đầu tư chuồng trại nuôi gà và lặn lội ra tận Hải Phòng mua 3.000 con gà giống thuộc 2 dòng gà ta lai nòi và gà ri về nuôi.
Vừa nuôi, anh Liêm và gia đình vừa tìm hiểu, áp dụng quy trình kỹ thuật mới nên công việc chăn nuôi có nhiều thuận lợi. Đàn gà lớn nhanh và mẫu mã rất đẹp.
Sau 2 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 2,2 đến 2,5kg. Đáng mừng hơn là thịt gà ngon, thơm, chắc nhưng không bị khô, khác hẳn các loại gà gia đình đã từng nuôi.
Sau đợt nuôi đầu thành công, ông Lân nhận thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển chăn nuôi gà ta thả vườn trên đất Tây Ninh nên đã đầu tư toàn bộ vốn liếng, công sức cho trang trại.
Toàn bộ tiền lãi thu được từ đợt nuôi đầu tiên, ông dành đầu tư hết vào xây dựng chuồng trại và tăng quy mô đàn.
Cứ thế, đàn gà tăng dần, từ 3.000 lên 10 ngàn con. Và hiện nay, đàn gà của gia đình ông Lân “đông như kiến”, lên đến hơn 60.000 con, đủ các độ tuổi, để “gối đầu”, có hàng cung cấp liên tục.
Rate this post
Trại Gà Vườn ‘Đông Như Kiến’ Ở Tây Ninh
Với đàn gà hơn 60 ngàn con, đủ màu sắc, trên diện tích gần 3ha, đây được coi là trại gà ta nuôi kiểu bán chăn thả lớn nhất tỉnh Tây Ninh.
Ông Nguyễn Năng Lân, chủ trang trại gà khủng ở Tây Ninh. Ảnh: Hồng Thủy.
Trang trại gà “khủng” này thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Năng Lân, ở thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Then chốt là con giống
Trại gà của ông Lân nuôi bán chăn thả, ngoài hệ thống chuồng bình thường, còn có khu vườn rộng hơn 2ha, thông thoáng và nhiều cây cỏ, côn trùng.
Mặc dù không phải nuôi trong chuồng lạnh công nghiệp, gà vẫn sống chủ yếu ngoài thiên nhiên, nhưng trước khi vào tham quan trang trại, chúng tôi cũng phải mặc đồ bảo hộ, cởi giày dép để bên ngoài, sau đó mang đôi dép của trại, và nhúng cả đôi chân vào khay nước sát khuẩn.
Ông Nguyễn Năng Lân, chủ trang trại cho biết, mặc dù gà nuôi thả, nhưng vẫn trong khuôn viên khép kín, nên vẫn phải sát khuẩn, phòng dịch.
Ông Lân quê tỉnh Hà Nam, cả gia đình ông chuyển vào Tây Ninh làm kinh tế mới ngót 30 năm. Khoảng thời gian ấy, gia đình ông đã trải qua nhiều biến cố, khó khăn kéo dài.
Năm 2014, tình cờ xem tivi thấy nhiều mô hình nuôi gà ta ở Bình Phước rất thành công, cha con ông Lân tìm lên tận nơi học hỏi. Sau đó mua 300 con giống về nuôi thử. Đàn gà phát triển khá tốt. Nhưng do lai giống gà Tam hoàng hơi nhiều nên khó bán.
Sau đó, cha con ông tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm nhiều giống gà khác. Cuối cùng, ông quyết định chọn nuôi thử giống gà của công ty Lượng Huệ, Hải Phòng.
“Sau khi tìm hiểu thêm nhiều giống gà khác, tôi thấy giống gà này là phù hợp hơn cả bởi màu lông, mẫu mã đẹp, trọng lượng không quá to, lại có nhiều nét tương đồng gà địa phương Tây Ninh, nên tôi đã liên lạc với công ty cung cấp giống”, anh Nguyễn Năng Liêm, con út ông Lân kể.
Năm 2016, gia đình ông Lân quyết định chuyển đổi một phần vườn cao su 2,5ha, đầu tư chuồng trại nuôi gà và lặn lội ra tận Hải Phòng mua 3.000 con gà giống thuộc 2 dòng gà ta lai nòi và gà ri về nuôi.
Vừa nuôi, anh Liêm và gia đình vừa tìm hiểu, áp dụng quy trình kỹ thuật mới nên công việc chăn nuôi có nhiều thuận lợi. Đàn gà lớn nhanh và mẫu mã rất đẹp.
Sau 2 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 2,2 đến 2,5kg. Đáng mừng hơn là thịt gà ngon, thơm, chắc nhưng không bị khô, khác hẳn các loại gà gia đình đã từng nuôi.
Sau đợt nuôi đầu thành công, ông Lân nhận thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển chăn nuôi gà ta thả vườn trên đất Tây Ninh nên đã đầu tư toàn bộ vốn liếng, công sức cho trang trại.
Toàn bộ tiền lãi thu được từ đợt nuôi đầu tiên, ông dành đầu tư hết vào xây dựng chuồng trại và tăng quy mô đàn.
Cứ thế, đàn gà tăng dần, từ 3.000 lên 10 ngàn con. Và hiện nay, đàn gà của gia đình ông Lân “đông như kiến”, lên đến hơn 60.000 con, đủ các độ tuổi, để “gối đầu”, có hàng cung cấp liên tục.
Đàn gà được bay nhảy, leo trèo trên những hệ thống giá gỗ như thế này, giúp chất lượng thịt ngon hơn. Ảnh: Hồng Thủy.
Trang trại đáng mơ ước
Ông Lân kể, ban đầu, vì muốn giảm chi phí đầu tư, nên 3 cha con ông lên kế hoạch tự sản xuất con giống, nuôi gà bố mẹ lấy trứng, đầu tư máy ấp trứng, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ ấp nở thấp, không làm vacxin đúng quy trình, vệ sinh chuồng trại không triệt để khiến đàn gà mắc bệnh chết hàng loạt.
“Sau lần thất bại này, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm. Đó là không được vội vàng, phải nắm vững kỹ thuật, quy trình nuôi.
Phải có con giống tốt, thiết kế chuồng trại khoa học, môi trường đảm bảo trong việc phòng dịch. Tuân thủ quy trình vaccine, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi”, anh Nguyễn Năng Cường, con trai ông Lân cho biết.
Anh Nguyễn Năng Cường, con trai lớn ông Lân, bên con gà ta lai nòi. Ảnh: Hồng Thủy.
Theo quan sát, hệ thống chuồng gà được làm theo kiểu truyền thống, thiết kế khá thoáng. Dưới nền chuồng có đệm sinh học bằng vỏ trấu. Nhờ lớp đệm này, một vòng đời gà, chỉ phải dọn vệ sinh nền chuồng 1 lần. Phân gà cũng khô, tơi, không thấm, bết xuống nền chuồng.
Ngoài ra, trên mái chuồng được bố trí những quả cầu hút gió, nhằm hút giảm lượng khí độc bên trong chuồng ra. Ngoài ra, định kỳ hàng tuần, toàn bộ hệ thống chuồng trại được phun thuốc sát khuẩn, khử trùng.
Để bảo vệ sức khỏe đàn gà, định kỳ gà được ăn thức ăn trộn vacxin để phòng bệnh và tăng sức đề kháng.
Riêng nước uống cho gà, cũng được trộn chế phẩm vi sinh và kháng sinh phòng bệnh bằng thảo dược qua hệ thống cung cấp tự động nhỏ giọt.
“Ưu điểm của hệ thống ăn uống nước tự động là đàn gà không phải chen chúc giành ăn, không nhảy lên làm lật máng.
Đặc tính của gà thả vườn là rất hiếu động, chúng hay bay nhảy, phá phách. Nên nếu dùng hệ thống cho uống nước thủ công bằng máng, ngoài việc rất mất thời gian, còn dễ bị chúng nhảy lên, lật máng, đổ nước, làm ướt nền chuồng”, anh Cường nói.
Ông Trần Văn Hạnh, một chủ nhà hàng khá lớn ở thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, cho biết: “Mấy năm nay tôi toàn lấy gà của trại ông Lân, thịt ngon mà giá hợp lý. Khách đến nhà hàng này toàn đoàn khách từ các nơi lên tham quan Núi Bà, đặc biệt là khách từ Sài Gòn lên, ăn gà của trại ông Lân, họ rất thích”.
Hiện nay, nguồn gà của ông Lân được khá nhiều nhà hàng, quán ăn lớn ở TP Tây Ninh, Bình Dương, chúng tôi đặt mua thường xuyên.
“Năm ngoái, lợn bị dịch tả châu Phi, nguồn thực phẩm từ heo khan hiếm, giá cao, nên gà của tôi có bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Nhưng tôi cũng vẫn bán bình thường chứ không lợi dụng nâng giá. Năm nay, dù dịch tả heo đã hết, nhưng nguồn cung thịt lợn vẫn khan, giá vẫn cao.
Nắm trước tình hình, nên cuối năm ngoái tôi đầu tư thêm. Không ngờ vừa Tết xong là dính ngay cái dịch cúm Covid-19. Chắc chắn đầu ra sẽ khó khăn hơn”, ông Lân nói.
Trang trại gà “khủng” của gia đình ông Lân hiện là niềm mơ ước của nhiều nông hộ, bởi với nhiều người chăn nuôi, phải mất 5-10 năm mới có thể tạo ra một cơ ngơi như thế.
Hiện nhiều gia đình bà con với ông Lân như cô chú, anh chị em ruột, và mấy người cháu của ông Lân cũng đã chuyển sang nuôi gà. Họ có những khởi đầu tốt đẹp và thuận lợi hơn ông Lân khi không phải tự mày mò quy trình chăn nuôi, mà được tư vấn khá kỹ từ những người đi trước.
“Mỗi lứa gà từ 4 đến 5 ngàn con, sau 2 tháng nuôi, trừ hết chi phí, khấu hao, tôi lời từ 70 – 100 triệu đồng. Tôi cũng mong bà con nhiều người cùng khá lên như mình, nên nếu ai muốn nuôi, tôi sẵn sàng cung cấp con giống, hỗ trợ miễn phí kỹ thuật nuôi, từ úm gà con, chích thuốc, cắt mỏ…”, ông Nguyễn Năng Lân.
Hồng Thủy – Minh Sáng
Nông Dân Tây Ninh Nuôi Gà An Toàn Trong Vườn Cao Su
Tận dụng diện tích vườn cao su, nhiều nông dân ở Tây Ninh đã phát triển mô hình nuôi gà thả vườn. Hướng chăn nuôi hiệu quả này còn được Hội Nông dân địa phương hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật. Nhờ đó, đàn gà ngày càng sinh sôi, hạn chế dịch bệnh giúp cho người chăn nuôi ngày càng khấm khá. Giảm chi phí và công chăm sóc
Thời gian gần đây, có rất nhiều bà con nông dân xã Tân Bình (TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) tham gia chăn nuôi gà thả vườn với số lượng vài trăm con. Chỉ sau thời gian ngắn áp dụng cách nuôi gà đúng chuẩn đã nâng cao số lượng vật nuôi của gia đình lên hàng nghìn con và đạt mức doanh thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng. Tại địa phương, nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên và cung cấp nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng trong vườn.
Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước (xã Tân Bình) cho biết, mô hình nuôi gà của gia đình ông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi bò, heo (lợn), lại không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bắp, rau xanh và cá được câu quanh nhà nên tiết kiệm được nhiều chi phí, chỉ tốn tiền mua giống là chính.
Theo ông Đức, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi… Thông thường, gà nuôi khoảng 4 đến 5 tháng là có thể bán ra thị trường, nếu chăm sóc cẩn thận gà có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con.
Hiện gà xuất chuồng ông bán khoảng hơn 80.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ, tết giá tăng cao hơn 100.000 đồng/kg. Ngoài việc bán gà thịt, cơ sở ông còn cung cấp gà giống cho bà con nơi đây với sản lượng hơn 3.000 con giống mỗi năm. Với mô hình chăn nuôi và bán con giống, thu nhập của gia đình ông Đức luôn ổn định.
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn của ông Đức, nhiều người dân nơi đây đã học hỏi kinh nghiệm, làm theo và xem đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của xã. Các hộ chăn nuôi còn được Hội ND tỉnh và thành phố hỗ trợ vốn, giống và được tham gia các lớp tập huấn.
Người nuôi còn lo đầu ra
Theo ông Lâm Đặng Nguyên Khang – Chủ tịch Hội ND xã Tân Bình, nuôi gà thả vườn không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ, để đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi bà con phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật vào trong thực tế. Trước khi nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà mọi người cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo, chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây ít chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn theo hướng có thể hứng được nắng vào buổi sáng. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng, quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới B40, thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
Khu nuôi gà thả vườn cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà. Phải xây dựng bãi chăn thả nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Ưu điểm của mô hình này là ít nhiễm bệnh, sức đề kháng của gà mạnh hơn mô hình nuôi công nghiệp, lại tận dụng thức ăn có sẵn như bắp, cá, cỏ… và thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Cũng theo ông Khang, chăn nuôi được xác định là một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển lâu dài để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Hiện nay, nghề chăn nuôi ở địa phương chưa phát triển ổn định, quy mô đầu tư vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm đầu ra, giá cả bấp bênh, khiến cho các chủ trang trại, người dân chưa mạnh dạn mở rộng đầu tư chăn nuôi. Phát triển trang trại, mô hình chăn nuôi đang là chủ trương cần được khuyến khích trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, các chủ trang trại và người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh những thuận lợi, những hộ chăn nuôi như ông Đức phải đối mặt với khó nhăn, nhất là thị trường tiêu thụ. Ông Đức cho biết: Với quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, khó khăn nhất đối với các trang trại hiện nay là sản phẩm tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh. Người nuôi chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nên cũng chưa yên tâm để phát triển đàn gà.
Để giúp người chăn nuôi yên tâm phát triển sinh kế, ông Đức đề nghị các cấp, các ngành cần có nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ như: Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại trong chăn nuôi; Tăng cường kiểm tra quản lý giống vật nuôi, hướng dẫn cho các trang trại và hộ chăn nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn; Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở vận dụng hiệu quả, linh hoạt cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi; Xây dựng và củng cố thương hiệu, sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị kinh tế.
“Ngành chuyên môn và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt chương trình liên kết trong chăn nuôi và quy hoạch vùng chăn nuôi để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Cần liên kết với các đối tác, các doanh nghiệp để tìm đầu ra sản phẩm ổn định để người chăn nuôi yên tâm mở rộng sản xuất ổn định, lâu dài”. Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước.
Bài, ảnh: Vân Nguyễn
Tây Ninh: Thu Nhập Ổn Định Từ Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn
Trong khi trên thị trường giá gà công nghiệp thấp khiến người chăn nuôi gà gặp nhiều khó khăn thì nhiều hộ nuôi gà ta thả vườn thuộc Tổ hợp tác ấp Đồng Cỏ Đỏ (xã Bình Minh, thành phố Tây Ninh) vẫn có thu nhập ổn định từ đàn gà của mình.
Khi tham gia vào Tổ hợp tác, gia đình ông Việt được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông Thành phố về thực hiện điểm trình diễn mô hình nuôi gà ta thả vườn tại hộ chăn nuôi, hướng dẫn áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi và cách thức nuôi gà ta thả vườn.
Nhờ được tập huấn và thực hành tốt kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học về đảm bảo việc tiêm chủng phòng bệnh, dùng đệm lót sinh học… nên từ khi bắt đầu chăn nuôi đến nay, đàn gà của ông Nguyễn Quốc Việt và các tổ viên đều phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, chất lượng thịt gà ngon hơn, vừa đảm bảo môi trường cũng như sức khỏe người chăn nuôi.
Ban đầu, ông Việt cũng gặp khó khăn về đầu ra, nhưng nhờ chất lượng gà tốt nên ông nhanh chóng tìm được mối ở chợ Ninh Sơn. Với phương pháp chăn nuôi thả vườn nên thịt gà săn chắc, dai, được người tiêu dùng rất chuộng, giá cả bán ra cũng khá hơn các giống gà khác.
Ông Việt chia sẻ, trước đây ông cũng thử nghiệm nuôi các giống gà khác nhưng có giá bán không bằng. “Hiện nay, cứ tới lứa, người ta đến tận nhà lấy gà. Giá được lắm. Với 3 lứa gà mỗi năm, trung bình mỗi lứa có khoảng 200 con, thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi lứa thu về hơn 10 triệu đồng. Ước tính là 1 lời 1, vốn bỏ ra 50% thì 50% còn lại là lợi nhuận. Tui là hộ vốn ít nên quy mô sản xuất nhỏ, có hộ đầu tư nhiều thì lợi nhuận cao hơn. Mấy tháng gần đây giá gà tăng (khoảng 90.000 đồng/kg – 100.000 đồng/kg), hay vào dịp đám tiệc, lễ, tết, giá gà cũng tăng, do đó thu nhập của người nuôi gà cũng phấn khởi hơn”- ông Việt cho biết.
Các tổ viên của Tổ hợp tác luôn nhiệt tình hướng dẫn cho các nông dân khác về cách thức chăn nuôi gà ta thả vườn, qua đó đã có thêm 2 nông dân tham gia vào Tổ hợp tác, nâng tổng số hội viên lên 10 người.
Kết nối với chúng tôi!
Đăng ký kênh YOUTUBE HỘI CHĂN NUÔI
Bạn đang xem bài viết Trại Gà Vườn ‘Đông Như Kiến’ Ở Tây Ninh trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!