Cập nhật thông tin chi tiết về Trang Điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
” Hiến máu tình nguyện – Nghĩa cử cao đẹp của đoàn viên, thanh niên chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Lữ ”
“Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”, chỉ qua đó thôi chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của hành động mang tính nhân văn sâu sắc này. Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa […]
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Phú Yên
Thứ Ba, 14/06/2016 07:20 SA
TAND TX Sông Cầu (Phú Yên) vừa đưa vụ án đánh bạc dưới hình thức đá gà với 09 bị cáo ra xét xử sơ thẩm. Tòa đã tuyên phạt Trần Văn Chớ 30 triệu đồng về tội gá bạc; phạt Nguyễn Văn Hải 15 triệu đồng, Nguyễn Công Minh 10 triệu đồng, Nguyễn Văn Hoàng 05 triệu đồng về tội đánh bạc. Đặc biệt, có 05 bị cáo gồm Phan Rượu, Nguyễn Hà, Trương Văn Số, Đỗ Văn Ánh, Nguyễn Phơi được tòa áp dụng Nghị quyết 109 của Quốc Hội về thi hành BLHS 2015 và Công văn số 80 ngày 29/3/2016 của TAND tối cao để miễn trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Theo hồ sơ, sáng 26/02/2015, Võ Ngọc Sơn và Lương Văn Minh mỗi người đem một con gà nòi đến trường gà nằm trên khu đất của bị cáo Chớ tại thôn Diêm Trường, xã Xuân Bình, TX Sông Cầu rồi thỏa thuận hôm sau sẽ cho hai con gà chọi nhau; mỗi người nộp cho bị cáo Chớ 500.000đ. Khoảng 08h ngày 27/02/2015, Sơn và Minh đem gà đến chọi nhau, có tất cả 37 người tham gia cá độ, với tổng số tiền hơn 69,9 triệu đồng, trong đó các bị cáo Hải, Minh, Hoàng tham gia từ 05 triệu đồng đến 15,7 triệu đồng; các bị cáo còn lại tham gia từ 02 triệu đồng đến trên 3,8 triệu đồng. Ngoài ra, có 29 người khác tham gia cá độ dưới 02 triệu đồng. Đến khoảng 09h45 phút cùng ngày thì sới đá gà bị Công an thị xã Sông Cầu bắt quả tang…
Theo tòa, VKSND TX Sông Cầu đã truy tố bị cáo Chớ về tội gá bạc, các bị cáo còn lại về tội đánh bạc là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, xét các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn ăn hối cải; riêng các bị cáo phạm tội đánh bạc được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; tất cả đều có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, nơi cư trú rõ ràng nên xem xét giảm nhẹ hình phạt và không cần thiết cách ly ra khỏi đời sống xã hội mà xử phạt bằng tiền cũng đủ tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
Đặc biệt, các bị cáo Phan Rượu, Nguyễn Hà, Trương Văn Số, Đỗ Văn Ánh, Nguyễn Phơi đánh bạc với số tiền dưới 05 triệu đồng. Tại thời điểm đánh bạc, hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 109 của Quốc hội và Công văn 80 của TAND tối cao về việc xử lý hành vi đánh bạc dưới 05 triệu đồng. Theo đó, kể từ ngày 09/12/2015 (ngày công bố BLHS năm 2015) đến hết ngày 30/6/2016, đối với người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc chưa bị kết án về tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc nhưng đã được xóa án tích, nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa và căn cứ vào Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Từ đó, TAND TX Sông Cầu đã tuyên các bị cáo Chớ và 04 bị cáo khác hình phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Áp dụng Điều 25 BLHS hiện hành miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo Rượu, Hà, Số, Ánh, Phơi nhưng kiến nghị Công an TX Sông Cầu xử phạt hành chính đối với 05 bị cáo này.
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km 2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:
– Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sơn mãnh liệt. Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi, đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng… phức tạp và đa dạng. Trải qua 120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Himalaya, lục địa Thanh Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là một số núi biến thành đồi, một số vùng biển được lấp đi thành châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit.
Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây – Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km 2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của địa hình.
Địa hình núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn ở phía Nam. Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền Tây Nam Bắc Bộ đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (riolit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho phong cảnh thay đổi không ngừng.
Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự bồi tụ của các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên.
Còn dải địa hình ven biển như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những trầm tích dưới dạng mũi tên cát cô lập dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dạng xoè nan quạt.
Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng ven biển.
– Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc trên 25 0; ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1291m) ở tả ngạn sông Chu.
– Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 – 20 0, chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.
Dạng địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi của tỉnh; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông – lâm nghiệp với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía… các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành chế biến nông – lâm sản của Thanh Hoá.
– Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải dài trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu, cao từ 2 – 15m. Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi có độ cao trung bình 200 – 300m được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau. Còn vùng ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên… Vùng đất cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 – 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia, chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Trên địa hình ven biển này có nhiều bãi tắm nổi tiếng, như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển – đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…
Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, đặc điểm các nhóm đất chính được giới thiệu trong bảng sau:
CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA THANH HÓA
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung – Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 – 23 0C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41 0C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2 0 C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 – 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng:
bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 0 C, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 – 8.
Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 – 2m/s.
Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết.
3.1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.
Modul dòng chảy mặt trung bình 20,4 – 38 lít/s/km2. Vùng đồng bằng biến thiên từ 20 – 30 lít/s/km2, ở miền đồi núi trên 30 lít/s/km2, lớn nhất là tại lưu vực sông Âm: 38 lít/s/km2. Chất lượng nước mặt khá tốt, trừ vùng hạ lưu vào mùa kiệt do chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Modul dòng chảy ngầm biến thiên từ 2 lít/s/km2 đến 20 lít/s/km2. Khu vực trung lưu sông Mã có modul dòng ngầm trên 20 lít/s/km2. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm tốt, trừ một số khu vực ngoại vi thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, nước ở tầng mặt đã bị ô nhiễm. Các khu vực cửa sông, ven biển nước ngầm bị nhiễm mặn.
Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ – Myanmar, Malaysia – Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài… Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm II có sa mu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ… Các loại thuộc họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra, còn có mây, song, dược liệu, cánh kiến đỏ…
Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…
Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
– Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
– Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng…
Tài nguyên Khoáng sản Thanh HóaThanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm:
Ngoài ra, Thanh Hoá còn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể ở Thường Xuân; đá quý như topa, canxedoan, berin ở Thường Xuân; graphit ở Quan Hoá; nước khoáng ở một số điểm thuộc các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh và Quan Hoá.
Bản đồ tài nguyên biển Thanh HóaVùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương… là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Ven biển Thanh Hoá có đảo hòn Nẹ cao, đảo hòn Mê, cụm đảo Nghi Sơn và hàng loạt đảo nhỏ như: hòn Đót, hòn Miệng, hòn Vạt, hòn Góc, v.v.. Diện tích đảo của tỉnh khoảng 800ha. Về mặt tài nguyên và môi trường, có thể xây dựng các khu bảo tồn biển xung quanh các đảo nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học biển đồng thời cũng là cơ sở cho hoạt động du lịch. Với vị trí của mình các đảo này có vai trò tiền tiêu trong việc bảo vệ đất liền song các đảo này cũng chính là điểm tựa để phát triển kinh tế hướng ra biển.
Dải ven bờ biển Thanh Hoá có diện tích bãi triều trên 8.000ha (chưa tính bãi triều 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi tăng thêm từ 10 – 50m) là nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua và rong câu… Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm dưới hình thức nuôi lồng bè. Ngoài ra với hàng ngàn hecta vùng nước mặn ven bờ, thuận lợi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, sò, ngán… Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục công trình lớn như: cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay… sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung./.
(Ban Biên tập – Sưu tầm và biên soạn)
Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Phụng Hiệp
I – TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN:
Trước ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Phong Dinh; Sau ngày giải phóng 30/04/1975 đến năm 1992, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang; Từ năm 1992 đến năm 2003, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ; Từ năm 2004 đến nay, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang (ngày 26/11/2003, Quốc hội có Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có việc chia tỉnh Cần Thơ thành 2 đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang).
Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP, về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp (nay đổi tên thành thị xã Ngã Bảy).
Thực hiện Nghị định này, huyện Phụng Hiệp tách ra thành 2 đơn vị hành chính mới là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Huyện Phụng Hiệp tiến hành xây dựng trụ sở tạm tại thị trấn Cây Dương và di dời về trụ sở mới vào cuối năm 2010.
II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 Km có diện tích 483,66 Km 2, dân số 193.704 người.
Thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phụng Hiệp chia tách thành hai đơn vị hành chính: thị xã Tân Hiệp và huyện Phụng Hiệp trực thuộc tỉnh Hậu Giang.
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, phía Bắc giáp huyện Châu Thành A; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy; Phía Nam giáp thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, quanh năm nóng ẩm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh khác.
Các tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của huyện là: Quốc lộ 1A, quốc lộ 61, Quãng lộ Phụng Hiệp, tỉnh lộ 927; 928 và các lộ giao thông nông thôn ấp liền ấp, xã liền xã. Về giao thông đường thủy có kinh xáng Búng tàu, kinh xáng Lái Hiếu và nhiều kinh rạch chằng chịt, tất cả tạo nên một hệ thống giao thông đa dạng, thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại, phát triển kinh tế của huyện.
Huyện có diện tích 484,510km, dân số 194.814 người (trong đó 87,88 % người dân ở nông thôn và sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp). Nhân dân có truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2 . ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH:
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8 oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,3 oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 o C). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
II. KINH TẾ – XÃ HỘI
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng… ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương…, huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
7 . VĂN HÓA THÔNG TIN:
Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên. Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.
Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm…
III – DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA:
Các di tích lịch sử văn hóa trong huyện không nhiều, song đều mang đậm dấu ấn lịch sử, truyền thống cách mạng và văn hóa của dân tộc Việt Nam như Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần thơ, tượng đài Tây đô :
Vị trí: Khu căn cứ Tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Đặc điểm: Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu (phía đông nam), kênh Cả Cường (phía Đông bắc), kênh cũ (phía Tây bắc) và kênh Bà Bái (phía Tây nam).
Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của toàn miền Nam, các đồng chí trong Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ cũng từ đây đi theo các mũi tiến công về Cần Thơ, Vị Thanh và các trọng điểm khác của “Vùng IV chiến thuật”, đánh chiếm sân bay Trà Nóc, dinh tỉnh trưởng Cần Thơ. Vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975, tiếng nói đầu tiên của UBND cách mạng được phát lên sóng của đài phát thanh Cần Thơ.
Khu di tích bao gồm: Hội trường, nơi diễn ra các cuộc Hội nghị quan trọng của Tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn và mù u…
Bên trong Hội trường là Văn phòng làm việc của Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư. Từ năm 1980, nhà này được sử dụng để trưng bày các hiện vật về di tích. Đó là hình ảnh những buổi lễ kết nghĩa Trung Đoàn U Minh, những hiện vật khác như: pháo lép từ các đồn bót địch bắn vào, những trái Gạt Gài bảo vệ chung quanh căn cứ,… vỏ lãi và máy koler mà trước đây Tỉnh ủy Cần Thơ sử dụng đi chỉ đạo phong trào cách mạng từ năm 1972 – 1975. Ngoài ra, di tích còn trưng bày chân dung Hồ Chủ tịch qua bức tranh sơn dầu của họa sĩ Phong Trần; bốn bộ bàn liền ghế, máy dầu, bốn vạt giường tre của các đồng chí Thường vụ và nhiều ảnh lưu niệm, các loại vũ khí cá nhân và vũ khí do các đồng chí ta tự tạo để bảo vệ căn cứ. Năm 1986, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trùng tu khu di tích. Toàn bộ cột của Hội trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và qui cách giống hệt như xưa.
Du khách thường đến đây tham quan vào những ngày lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, họ vừa tham quan vừa giao lưu với các bạn ở tỉnh khác, đôi khi nơi đây là địa điểm được chọn tổ chức những buổi kết nạp đoàn. Khi du khách đến thăm khu di tích sẽ có cán bộ thuyết trình, giới thiệu những hiện vật và quá trình hoạt động cách mạng của các cán bộ lãnh đạo cũng như lịch sử hình thành của khu căn cứ này. Khu di tích có diện tích ban đầu là 6 ha, nhưng thời gian tới để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tham quan, khu di tích sẽ được huy hoạch thêm khoảng 4 ha nữa. Nơi đây sẽ có thêm khu ngủ, nghỉ và khu vui chơi giải trí như: vườn sinh thái, sân bóng,… khi đó du khách có thể đến và ở lại nhiều ngày.
Tiểu đoàn Tây Đô được thành lập ngày 24/6/1964 tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp với lời thề “Ra đi là chiến thắng, đánh là tiêu diệt”. Tiểu đoàn đã lập nên hàng loạt những chiến công làm quân thù khiếp sợ. Những trận Ông Hào – Áng Khám, Tân Hiệp, Cờ Đỏ, Quang Phong… càng khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Tiểu đoàn Tây đô đã vinh dự được Đảng và Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Để tôn vinh những giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau, năm 1984 UBND tỉnh Cần Thơ đã quyết định xây dựng tượng đài di tích địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô. Qua thời gian 27 năm tượng đài đã xuống cấp. Đến năm 2010 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu giang thống nhất chủ trương quy hoạch xây dựng mới trên diện tích hơn 10.000m2 với tổng kinh phí đầu tư gần 15 tỉ đồng. Với nhiều hạng mục như tượng đài hai nhân vật cao 4m, bệ tượng cao 1,2m, phù điêu dài 10m, phòng trưng bày với gần 200 bức ảnh thể hiện toàn bộ quá trình chiến đấu, sản xuất của tiểu đoàn qua các thời kì.
Ngày 2/2/2012 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức lễ khánh thành khu di tích địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tượng đài Tây Đô là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng nói chung, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp nói riêng để ghi nhớ lại quá trình xây dựng và phát triển của tiểu đoàn Tây Đô trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ tổ quốc. Khu di tích tượng đài có một ý nghĩa hết sức thiêng liêng, cao cả thể hiện khí phách hào hùng, ngoan cường, trung liệt của tiểu đoàn Tây Đô năm xưa và cũng là niềm tự hào của các thế hệ ” Bộ đội Cụ Hồ” hôm nay.
IV. KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được thành lập theo Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg ngày 14-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được thành lập trên cơ sở đất đai của Lâm trường Phương Ninh, phía Bắc giáp xã Phương Bình; phía Nam giáp xã Phương Phú; phía Đông giáp xã Tân Phuớc Hưng (thuộc huyện Phụng Hiệp); phía Tây giáp huyện Long Mỹ. Tổng diện tích khu bảo tồn là: 2. 805, 37 ha, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 976, 28 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 963, 45 ha, phân khu hành chính, dịch vụ, du lịch: 404, 61 ha, khu thực nghiệm khoa học: 461, 03 ha. Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có diện tích 8.836, 07 ha.
Về thực vật, các cánh rừng trong lung hiện nay có đầy đủ hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với những quần thể rất đa dạng. Đó là các loài dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong… Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa…Đến tháng 11-2009, tại lung đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ. Trong số này có 56 loài mới phát hiện. Với số loài thực vật phong phú như vậy, lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Về động vật, Lung Ngọc Hoàng hiện quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang… Tất cả có 206 loài, trong đó có chín loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là… và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm…
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận… Trong tương lai khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghỉ ngơi, giải trí… cho du khách tham quan trong và ngoài nước. Đến Lung Ngọc Hoàng, du khách có dịp đi xuồng nhỏ giăng câu, thả lưới, đâm cá….Du khách sẽ gặp những cánh đồng hoang vu xa tít tận phía chân trời với những bầy le le, cò trắng chập chờn tung cánh giữa mênh mông hoang dã…
Bạn đang xem bài viết Trang Điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!