Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QBĐT) – Gà chọi lai có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế cao. Nhờ đầu tư phát triển với quy mô trên 5.000 con gà chọi lai thương phẩm, mỗi năm, gia đình anh Phạm Văn Việt ở xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy đã có nguồn thu nhập cao.Trước đây, vợ chồng anh Việt làm thuê tại trang trại gà của họ hàng. Sau một thời gian, tích lũy được một ít vốn và kinh nghiệm, vợ chồng anh quyết định phát triển chăn nuôi. Ban đầu, chưa có nhiều vốn, anh mua 200 con gà giống chọi lai về nuôi. Nhờ có kỹ thuật chăn nuôi, nên đàn gà phát triển tốt, tăng trọng nhanh, mang về nguồn thu đáng kể.
Mô hình nuôi gà chọi lai của anh Phạm Văn Việt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Để tăng đàn, gia đình anh đã đầu tư xây dựng thêm chuồng trại kiên cố trên diện tích gần 1 mẫu vườn tạp. Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà chọi cho hiệu quả cao, anh Việt cho biết, khi chọn giống gà, phải chú ý chọn con khỏe, nhanh nhẹn, bộ lông mượt, cần tiêm vắc xin phòng bệnh lúc gà còn nhỏ và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, cần bảo đảm cho gà ăn theo từng giai đoạn phát triển, chú trọng nguồn nước uống và giữ ấm thân nhiệt.
Anh Việt còn sử dụng đệm lót nền bằng trấu để vừa hạn chế được dịch bệnh cho đàn gà, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần giảm thất thu trong chăn nuôi. Nhờ chú trọng kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn gà, nên các lứa gà của gia đình anh đều phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 3 năm phát triển chăn nuôi gà chọi lai theo hình thức gối vụ, bình quân một năm, anh nuôi khoảng 5.000 con, xuất bán từ 4 – 5 lứa gà thương phẩm. Gà chọi lai được chăm sóc bằng quy trình “sạch”, thức ăn chủ yếu là các loại cám ngô, lúa, chuối, rau…, nên thịt gà săn chắc, ngon, được thị trường ưa chuộng.
Với giá bán gà chọi lai khoảng 100.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh thu lãi trên 120 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi gà chọi lai của gia đình Phạm Văn Việt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đa dạng hóa vật nuôi ở địa phương, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho người dân trên địa bàn.
Lệ Thủy: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai
Gà chọi lai có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế cao. Nhờ đầu tư phát triển với quy mô trên 5.000 con gà chọi lai thương phẩm, mỗi năm, gia đình anh Phạm Văn Việt ở xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy đã có nguồn thu nhập cao.
Trước đây, vợ chồng anh Việt làm thuê tại trang trại gà của họ hàng. Sau một thời gian, tích lũy được một ít vốn và kinh nghiệm, vợ chồng anh quyết định phát triển chăn nuôi. Ban đầu, chưa có nhiều vốn, anh mua 200 con gà giống chọi lai về nuôi. Nhờ có kỹ thuật chăn nuôi, nên đàn gà phát triển tốt, tăng trọng nhanh, mang về nguồn thu đáng kể.
Để tăng đàn, gia đình anh đã đầu tư xây dựng thêm chuồng trại kiên cố trên diện tích gần 1 mẫu vườn tạp. Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà chọi cho hiệu quả cao, anh Việt cho biết, khi chọn giống gà, phải chú ý chọn con khỏe, nhanh nhẹn, bộ lông mượt, cần tiêm vắc xin phòng bệnh lúc gà còn nhỏ và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Ngoài ra, cần bảo đảm cho gà ăn theo từng giai đoạn phát triển, chú trọng nguồn nước uống và giữ ấm thân nhiệt.
Anh Việt còn sử dụng đệm lót nền bằng trấu để vừa hạn chế được dịch bệnh cho đàn gà, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần giảm thất thu trong chăn nuôi. Nhờ chú trọng kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn gà, nên các lứa gà của gia đình anh đều phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 3 năm phát triển chăn nuôi gà chọi lai theo hình thức gối vụ, bình quân một năm, anh nuôi khoảng 5.000 con, xuất bán từ 4 – 5 lứa gà thương phẩm. Gà chọi lai được chăm sóc bằng quy trình “sạch”, thức ăn chủ yếu là các loại cám ngô, lúa, chuối, rau…, nên thịt gà săn chắc, ngon, được thị trường ưa chuộng.
Với giá bán gà chọi lai khoảng 100.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh thu lãi trên 120 triệu đồng/năm. Mô hình nuôi gà chọi lai của gia đình Phạm Văn Việt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đa dạng hóa vật nuôi ở địa phương, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho người dân trên địa bàn.
Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Giống Gà Ri Lai Lương Phượng
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại chỗ, đáp ứng nhu cầu các hộ chăn nuôi ở địa phương, tháng 5/2014, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất gà giống thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc”.
Mô hình lần đầu triển khai với sự tham gia của 14 hộ dân tại các đội 3, 4, 5, bản Pá Nậm (xã Pom Lót) và các bản Yên Bình, Yên Cang, Chiềng Xôm, bản Yên và đội 3a (xã Sam Mứn) huyện Điện Biên; tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Sau hơn 3 tháng triển khai, đàn gà bố mẹ phát triển tốt, hứa hẹn nhiều thành công.
Ông Nguyễn Ngọc Chung, Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Khảo sát thực tế cho thấy, 2 xã Pom Lót, Sam Mứn nói riêng và các xã khác trong toàn tỉnh nói chung đều cách xa nơi cung cấp con giống, giao thông không thuận tiện, gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển và giá thành cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, mô hình sản xuất gà giống được triển khai nhằm mục tiêu từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các hộ chăn nuôi tại địa phương; từ đó, góp phần tránh tình trạng nhập khẩu các loại gia cầm không rõ nguồn gốc qua biên giới, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì vậy, người dân rất nhiệt tình tham gia mô hình.
Các hộ dân tham gia mô hình được cấp phát 1.770 con gà LV (gà lương phượng) mái, 230 con gà ri trống để tạo ra giống gà ri lai lương phượng.
Đây là giống được nuôi theo phương thức bán chăn thả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương, phát huy được lợi thế của hai giống gà trên cả về chất lượng và trọng lượng, như: thịt vàng thơm, năng suất trứng đạt 165 – 170 quả/mái/năm, khả năng cho thịt từ 1,9 – 2kg/con/70 ngày tuổi, sức đề kháng tốt, dễ nuôi.
Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn, thuốc thú y, hóa chất sát trùng tính từ khi bắt đầu nuôi đến khi gà được 45 tuần tuổi; đồng thời, dự án còn hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hệ thống máy ấp công suất 11.500 trứng/mẻ, 1 máy nở công suất 3.000 trứng/mẻ, 1 máy phát điện, 1 máy phun hóa chất sát trùng.
Công tác tập huấn hướng dẫn người dân kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc, phòng trị các loại bệnh ở gà sinh sản được cán bộ kỹ thuật của dự án đặc biệt chú trọng.
Sau hơn 3 tháng triển khai, đàn gà bố mẹ bước đầu phát triển khả quan. Tỷ lệ sống hơn 98%, trọng lượng gần 1,9kg/con. Các hộ tham gia mô hình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi nên không xảy ra tình trạng dịch bệnh.
Ông Nguyễn Đình Kiên, đội 5, xã Pom Lót – một trong những hộ tham gia mô hình sản xuất gà giống chia sẻ: Gia đình tôi được cấp gần 150 con gà giống, đến nay, trọng lượng đạt trung bình từ 1,8 – 2 kg/con. Đây là giai đoạn quan trọng nên phải chăm sóc, cho ăn theo đúng định mức, không để gà quá béo, tích mỡ, ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng về sau.
Dự kiến, đầu tháng 12 lứa gà này bắt đầu đẻ trứng. Hiện nay, gà giống từ 1 – 2 ngày tuổi có giá bán trên thị trường từ 10.000 – 15.000 đồng/con, nếu úm khoảng 1 tuần và nhỏ vắc xin thì giá sẽ cao hơn, khoảng 20.000 đồng/con.
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Gà Bến Tre Thả Vườn Kết Hợp Đệm Lót Sinh Học
Trên diện tích 500m2, anh Nguyễn Thanh Hải, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) thả 200 con gà Bến Tre. Sau 3,5 – 4 tháng chăm sóc, trọng lượng mỗi con đạt từ 1,4 – 2kg. Với giá bán bình quân 80.000 đồng/kg, anh Hải thu lợi nhuận 70.000 đồng/con.
Gà Bến Tre dễ nuôi
Gia đình anh Nguyễn Thanh Hải là người tiên phong trong việc phát triển mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp đệm lót sinh học trên địa bàn xã Thạnh Mỹ Tây. Chia sẻ về quá trình nuôi, anh Hải cho biết, trước đây gia đình anh chăn nuôi bò, nhưng mấy năm trước giá bò bấp bênh. Thấy chăn nuôi không có lãi, lại cực công, anh Hải tìm loại vật nuôi khác thích hợp để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2014, sau nhiều lần tìm tòi các mô hình làm ăn hay trên Internet, anh Hải tình cờ biết giống gà Bến Tre nên quyết định mua 300 con về nuôi thử.
Thời điểm bắt đầu nuôi gà, anh Hải gặp nhiều khó khăn, vì đây là loại vật nuôi khá mới, bản thân anh chưa nắm được kỹ thuật chăn nuôi nên tỷ lệ hao hụt lên đến 10%. Thế là anh Hải tìm tòi trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt, được Hội Nông dân xã tổ chức các lớp nuôi gà theo hướng an toàn sinh học nên anh mạnh dạn áp dụng vào đàn gà của mình. Nhờ vậy, việc chăn nuôi của gia đình anh ngày càng thuận lợi, tỷ lệ hao hụt xuống thấp, chỉ từ 2 – 3%.
Theo anh Hải, để thành công với giống gà Bến Tre cần nắm vững kỹ thuật, trong đó vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định. Kế đến là thức ăn phải đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, phải tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh như: tả, gumboro, tụ huyết trùng, H5N1… cho đàn gà đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra đàn gà để có thể nhận biết được con nào có dấu hiệu bệnh, yếu để cách ly và điều trị cả đàn để tránh lây lan. Sau mỗi đợt xuất chuồng phải làm vệ sinh thật kỹ, thay nền trấu mới, sát trùng khu vực nuôi. Đồng thời, phải có thời gian cách ly giữa 2 lần nuôi từ 4 – 8 tuần để phòng ngừa dịch bệnh trên gà.
Theo đánh giá, gà Bến Tre dễ nuôi, sức đề kháng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng nên mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hiệu quả kinh tế cao
Anh Hải cho biết, gà nòi Bến Tre nuôi từ 3,5 – 4 tháng là có thể xuất chuồng để bán. Lúc này, trọng lượng mỗi con bình quân đạt từ 1,4 – 2kg. Với giá bán bình quân khoảng 70.000 đồng/kg, thời điểm Tết Nguyên đán có thể lên tới 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi con đem về lợi nhuận từ 70.000 – 100.000 đồng. “So với nuôi bò, nuôi gà Bến Tre theo hình thức thả vườn kết hợp đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm hơn. Nuôi gà không tốn công dọn dẹp, nuôi theo hướng an toàn giúp gà giảm thiểu dịch bệnh, từ đó lợi nhuận cao hơn”- anh Hải thông tin.
Không chỉ nuôi gà Bến Tre, anh Hải còn nuôi thêm giống gà Bình Định. Theo anh Hải, gà Bình Định cũng dễ nuôi như gà Bến Tre, nhưng thời gian nuôi ngắn hơn, từ 30 – 45 ngày. Đặc biệt, giống gà này rất hút hàng trong dịp Tết vì gà to, chân có màu vàng, thích hợp cho việc cúng rước ông bà.
Thấy được hiệu quả kinh tế cao của mô hình chăn nuôi gà nòi Bến Tre, nhiều hộ nông dân ở địa phương đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm và được anh Hải nhiệt tình hướng dẫn. Hiện nay, anh Hải đang có kế hoạch mở rộng diện tích, nâng cao số lượng con giống, cũng như đầu tư vốn, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Từ đó, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể thấy, mô hình nuôi gà Bến Tre của gia đình anh Nguyễn Thanh Hải bước đầu phù hợp với điều kiện của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nhiều nông hộ, nhất là những hộ có diện tích đất canh tác ít. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ Tây Đặng Vũ Linh cho biết, toàn xã hiện có 35 hộ chăn nuôi gà với số lượng nuôi từ 1.000 – 1.200con/hộ.
“Mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp đệm lót sinh học của anh Nguyễn Thanh Hải được địa phương đánh giá cao. Thời gian tới, địa phương sẽ chọn mỗi ấp 2 – 3 hộ để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng mô hình để ngày càng nhiều nông dân có thể phát triển kinh tế gia đình”- ông Linh thông tin.
Bạn đang xem bài viết Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chọi Lai trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!