Cập nhật thông tin chi tiết về Trò Chơi Dân Gian Vào Hội Đầu Xuân mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Baonghean.vn) – Về huyện lúa Yên Thành mỗi dịp đầu xuân, chúng ta sẽ được hòa mình trong khí thế rạo rực của mùa lễ hội với những trò chơi dân gian kỳ thú. Đây là hoạt động văn hóa xuất phát từ nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ sau những ngày lao động miệt mài của người dân.Sôi nổi với trò chơi đẩy gậy,khỏe để xây dựng quê hương, đất nước. Ảnh: Thái Dương.
Xã Phúc Thành là địa phương có 8 di tích văn hóa lịch sử và danh thắng đẹp. Đây là những điểm sinh hoạt văn hóa của người dân mỗi dịp đầu xuân. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới Đinh Dậu – 2017, Ban văn hóa xã đã triển khai kế hoạch cụ thể, tổ chức cho nhân dân vui tết, đón xuân an toàn, lành mạnh thông qua các hoạt động lễ hội với những trò chơi dân gian kỳ thú, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Trò chơi dân gian “3 người – 2 chân” thể hiện tinh thần đoàn kết. Ảnh: Thái Dương.
Ông Trần Văn Thành – Trưởng ban văn hóa xã cho biết: Chỉ đạo các xóm vận động nhân dân tham gia các hoạt động đầu Xuân, đặc biệt là tổ chức các trò chơi dân gian như đu tiên, chọi gà, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều…nhằm tạo khí thế sôi nổi và gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của địa phương.
Là huyện thuần nông, mọi sinh hoạt văn hóa của người dân Yên Thành cũng đều gắn kết với nông nghiệp. Các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, chơi cù lộ, đu tiên, đua thuyền, chơi cờ thẻ, cờ người, đâm lao… cũng đều xuất phát từ những tập tục văn hóa truyền thống.
Chọi gà ở làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành. Ảnh: Thái Dương.
Vì vậy , ở hầu khắp 39 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thành ngoài thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, thì chơi các trò chơi dân gian là hoạt động giải trí không thể thiếu trong dịp đầu Xuân.
Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với sở thích nhiều lứa tuổi. Theo đó mỗi trò chơi đều có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau vừa rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật, vừa thể hiện tinh thần thượng võ, và cũng là chất keo gắn kết cộng đồng, khiến cho người chơi khi đã tham gia, nhập cuộc thì có thể chơi suốt cả ngày mà không thấy chán.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là một hoạt động chơi giải trí, mà ẩn chứa trong đó là cả một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc. Vì vậy, bằng những việc làm thiết thực Yên Thành đã và đang góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị tinh thần từ các trò chơi dân gian.
Ông Hoàng Danh Truyền – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết, Yên Thành là địa phương có số lượng di tích và lễ hội phong phú. Chính vì vậy, huyện đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động nhân, các thôn xóm phục hồi, duy trì và phát triển các trò chơi dân gian, tạo sân chơi lành mạnh trong văn hóa cộng đồng.
Thái Dương
Lễ Hội Trò Chơi Dân Gian
Phường Trần Phú
Ngày 20/02, Phường Trần Phú, Thành phố Móng Cái tổ chức Lễ hội trò chơi dân gian tại phố ẩm thực.
Viết thư thư pháp thu hút được nhiều du khách tham dự
Với mục tiêu khoẻ để lao động sáng tạo, khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo gương Bác Hồ vĩ đại, sau Tết Nguyên đán Mậu tuất 2018, trên địa bàn phường Trần đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến xem và cổ vũ như: viết thư pháp, cho chữ chạy đầu năm, bịt mắt gõ trống, bắt vịt, đẩy gậy, nhảy sạp, kéo co.
Bịt mắt đánh trống
Tham gia các trò chơi được nhận lì xì may mắn đầu năm
Bịt mắt bặt vịt trò chơi vui nhộn
Màn thi đấu đẩy gậy đầy hấp dẫn
Thông qua các hoạt động trò chơi dân gian trong dịp sau Tết Nguyên đán 2018 nhằm tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự lực, tự cường dân tộc. Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút Đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các trò chơi dân gian. Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; giữ gìn, bảo tồn, phát huy cũng như giới thiệu với du khách trong, ngoài nước về bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam; đồng thời cổ vũ động viên các ban, ngành, đoàn thể phường, khu phố và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tích cực học tập, lao động sản xuất – kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn./.
Hấp Dẫn Trò Chơi Dân Gian
(BGĐT) – Cứ mỗi khi Tết đến, xuân về, nhiều địa phương lại tổ chức các trò chơi dân gian hấp dẫn, tạo không khí vui tươi, gắn kết cộng đồng.
Chơi đu tại lễ hội đền Hả, xã Hồng Giang (Lục Ngạn).
Hội Xuân không thể thiếu chơi đu
Ở lễ hội đền Hả, xã Hồng Giang (Lục Ngạn), từ lâu trò chơi đu đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu. Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Kép 1 cho hay: Hội đền Hả diễn ra trong ba ngày, mùng 8,9,10 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Ngay từ những ngày cận Tết, thôn đã mời những người cao tuổi có kinh nghiệm làm đu đi tìm những cây tre ngà già, đẹp, thẳng nhất để làm vật liệu dựng cây đu.
Giàn đu gồm 4 cây tre lớn tạo thành hai trụ, bàn đu và thượng đu. Chơi đu có đu đơn và đu đôi song hấp dẫn hơn cả là phần chơi đôi nam nữ. Hai người quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức từ đôi chân đẩy cho bay cao. Trên mỗi cây đu gắn một chiếc khăn đỏ hoặc phần thưởng, người tham gia giật được chiếc khăn hay phần thưởng đó mới được xem là thắng cuộc. Khi hội trống gióng lên rộn rã, người xem ở khắp làng trên xóm dưới đổ dồn về cuộc chơi, vòng trong vòng ngoài khép kín. “Từ lúc bé, tôi đã được xem các anh chị thanh niên đánh đu và rất thích. Sau này lớn, hội đền năm nào tôi cũng tham gia trò chơi. Cũng nhờ chơi môn này mà vợ chồng tôi bén duyên với nhau”, anh Nguyễn Văn Quân, thôn Phương Sơn, xã Hồng Giang chia sẻ. Chơi đu đã trở thành nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong những ngày Tết, nhất là tại những lễ hội xuân.
Trò chơi “bịt mắt đập bóng” tại chương trình “Tết nghĩa tình công nhân”.
Cõng nhau “bịt mắt đập niêu”
Không chỉ xuất hiện ở các lễ hội đầu Xuân, trò chơi dân gian còn được nhiều cơ quan, đơn vị lựa chọn để tạo không khí vui tươi trong ngày hội đoàn kết dịp cuối năm. Đơn cử như chương trình ý nghĩa “Tết nghĩa tình công nhân” do Liên đoàn Lao động huyện Tân Yên phối hợp với một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức. Ngoài tặng quà người lao động khó khăn, giao lưu văn nghệ thì các trò chơi dân gian như “bịt mắt đập niêu” thu hút đông đảo công nhân tham gia. Luật chơi theo lối cổ, người chơi bị bịt mắt bằng một tấm vải rồi từ từ cầm gậy tiến đến những chiếc niêu được treo ở vị trí cách mặt đất khoảng 2 m. Ai đập trúng thì được nhận thưởng.
Nhưng để tạo thuận lợi cho khâu chuẩn bị và người chơi, tại “Tết nghĩa tình công nhân” hằng năm, ban tổ chức thay “niêu” bằng “bóng” và bố trí hai người cõng nhau cùng chơi. Cách “biến tấu” này tạo nên nhiều điều thú vị, sự thích thú, hò reo của người cổ vũ khi nhiều cặp dù đã đi đúng hướng, người cõng chỉ cho người bị bịt mắt đúng vị trí nhưng cú đập vẫn vào không khí. Chị Trần Thị Hoàn, Công ty TNHH Daeyang Hanoi, Cụm công nghiệp Đồng Đình (Tân Yên) chia sẻ: “Mỗi năm vào dịp này, chúng tôi đều háo hức tham gia ngày hội. Đây là cơ hội để tôi được trở lại tuổi thơ, thực sự thoải mái, phấn khích cùng bạn bè, đồng nghiệp để hy vọng cho một năm mới đầm ấm, vui tươi”.
Màn chơi cờ người tại lễ hội xuân đình Hả, xã Tân Trung (Tân Yên).
Ngày xuân đánh trận cờ người
Trẩy hội ngày xuân qua các đình làng trên vùng quê Bắc Giang như: Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa), Phù Lão, xã Đào Mỹ (Lạng Giang); Hả, xã Tân Trung (Tân Yên); Thổ Hà, xã Vân Hà (Việt Yên)… , du khách sẽ được chứng kiến những ván cờ người sinh động, hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Chuẩn bị cho hội Xuân Mậu Tuất 2018, ông Nguyễn Đăng Lý, cán bộ văn hóa xã Vân Hà chia sẻ: “Đây là hội xuân của làng nên những quân cờ được tuyển từ nam thanh, nữ tú xúng xính trong những bộ quần áo dân tộc rực rỡ thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau lưng để người xem dễ theo dõi diễn biến từng nước đi của ván đấu”.
Các thôn Yên Viên, Thổ Hà, Nguyệt Đức của xã Vân Hà cũng đang lựa chọn những kỳ thủ chơi cờ tướng giỏi để luyện tập các thế cờ hiểm như: Bình phong mã, thuận pháo, nghịch pháo…mang đi thi đấu. Bàn cờ người trên sân đình làm sống lại hình ảnh “ba quân tướng sĩ” trong triều đình thời phong kiến. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường phụ họa điệu múa dân gian truyền thống và xướng bài vè vui nhộn. Tranh tài thi đấu là những người đam mê “xe, pháo, mã” trong vùng. Đến đây, du khách được cùng dân làng tận hưởng không khí ngày xuân trong những màn đấu trí kịch tính, hấp dẫn. Đây là thú chơi thanh cao dành cho những người trí tuệ.
Kéo co mong sự tấn tới
Các xã nằm dọc bờ Bắc sông Cầu trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, trong ngày hội xuân vẫn đang lưu giữ trò chơi kéo co. Trong tâm trí ông Lê Văn Tuyên, 70 tuổi, người dân làng Trung Tâm, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa), từ xa xưa, kéo co là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi khi Tết đến, xuân về. Thời trai tráng tham gia đội kéo co, đến tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn dõi theo từng màn thi đấu của dân làng. Vào mùa xuân, đội kéo co của làng không chỉ giao hữu với nhau mà còn thi đấu với các làng lân cận như: Đa Hội, Hương Ninh, Ninh Tào, Gò Pháo, Đồng Đạo trong xã hay những làng bên kia sông thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Tất cả người dân trong làng, ai cũng mong muốn được tham gia đội kéo co, bởi đây không chỉ là trò vui mà còn thể hiện sức khỏe dẻo dai, độ thành tâm, mong các vị thánh thần phù hộ cho gia đình, làng xóm yên vui, thái bình trong năm mới.
Ông Dương Hồng Cơ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Theo văn hóa dân gian, kéo co là trò chơi cầu mong sự sinh sôi, nẩy nở, mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, làm ăn tấn tới”. Theo lệ làng, người tham gia kéo co phải là trai đinh của làng, con cái những gia đình nề nếp, gia giáo. Mỗi đội có từ 11 đến 17 người tùy từng năm, người chỉ huy mỗi đội gọi là Tổng cờ do dân làng bầu lên. Những ngày cuối năm bận rộn nhưng thanh niên làng vẫn dành thời gian tập luyện hẹn ra xuân tham gia thi đấu trong niềm vui phấn khởi, tiếng hò reo, cổ vũ vang dậy cả một vùng bờ bãi sông Cầu.
Minh Thu – Đỗ Quyên
Trò Chơi Dân Gian Giữa Lòng Thành Phố
TTH.VN – Giữa lòng thành phố, các trò chơi dân gian mang đậm tính truyền thống vẫn được tái hiện trong những ngày tết, mang đến không khí rộn ràng của tết cổ truyền.
Sới gà tưng bừng
Từ nhiều năm nay, hội chọi gà vui xuân trở thành thú chơi dân gian của nhiều người mỗi dịp tết đến xuân về. Năm nay, hội chọi gà được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 6 tết tại công viên Thương Bạc. Chiều mùng 3 tết, hội chọi gà thu hút hàng trăm người, cả 4 sới gà đều tưng bừng, náo nhiệt người xem và cổ vũ.
Hội chọi gà thu hút đông đảo người xem
Ông Phạm Tiến Dũng, thành viên Ban tổ chức cho biết, hội chọi gà năm nay có khoảng 50 con gà đến từ khắp nơi trong tỉnh tham gia. Mỗi trận thi đấu diễn ra khoảng 20 phút, chủ kê nào có gà thắng cuộc được tặng cờ lưu niệm của Ban tổ chức. Đơn giản vậy thôi nhưng vì đam mê, hội chọi gà năm nào cũng đông. Ông Dũng giới thiệu: “Chọi gà không quan trọng chuyện thắng thua mà nó là thú chơi dân gian tao nhã từ xa xưa. Nó vừa có tính tiêu khiển, lại vừa biểu hiện cho tinh thần thượng võ trong dân gian vào mùa lễ hội, đặc biệt là những ngày tết”.
Để có được niềm kiêu hãnh là chủ nhân của gà thắng cuộc, người chơi phải tốn nhiều công sức. Theo anh Phan Hữu Thiện, một chủ kê có nhiều năm “chinh chiến”, việc quan trọng đầu tiên là chọn được giống gà tốt, lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ để tạo giống gà con. Chủ kê phải tinh tường, thạo nghề, phải xem tướng gà từ màu lông, thế đi đứng, xem cựa, xem vây cho đến móng vuốt… Người tinh sẽ nhận ra đâu là con gà có thế chọi, dáng chọi. Tuy vậy, bộ dáng không thể đánh giá toàn diện con gà mà tùy theo thể lực. Một con gà có bộ dáng đẹp, đá hay thì giá trị càng cao.
Chăm sóc gà cũng yêu cầu tỉ mỉ và cẩn thận, công phu trong cả cách luyện thể lực cho gà. Thường thì gà đúng 1 năm mới được tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Anh Thiện chia sẻ: “Nuôi gà chọi có nhiều điều thú vị khiến mình phải mê. Trong con gà hội đủ các đức tính: tín, dũng, nghĩa. Khi ra sàn đấu, gà có những đòn đá hay làm cho mình thích thú. Người chơi gà vì nghệ thuật sẽ cảm nhận được niềm vui khi con gà mình chăm chút thể hiện được tài nghệ, điều đó cũng chứng tỏ được tài nghệ của người nuôi. Nếu gà thắng cuộc, nó sẽ càng có giá trị và dòng dõi của nó càng nâng lên”.
Rộn rã câu ca bài chòi Vui hội bài chòi
Trong không khí rộn ràng của những ngày tết, không gian bài chòi ở công viên Thương Bạc từ ngày mùng 2 đến mùng 4 tết đưa mọi người trở lại với hồn quê của tết cổ truyền. Những năm trở lại đây, dù có nhiều hoạt động vui chơi giải trí mới, hiện đại, hấp dẫn nhưng người dân vẫn háo hức với trò chơi dân gian này. Mấy ngày tết, hội bài chòi lúc nào cũng thu hút đông đảo người chơi và người xem. Không chỉ có các cụ ông, cụ bà, bài chòi còn có sự tham gia của nhiều nam thanh, nữ tú và cả những em thiếu nhi.
Năm nay, ông Trần Duy Chựa và bà Trần Thị Hoa quê ở Cầu ngói Thanh Toàn tiếp tục làm “ông hiệu, bà hiệu” dẫn xướng bài chòi. Những câu ca tương ứng với quân bài được ông Chựa hô rao, ứng tác đầy nhịp điệu khiến người chơi và cả người xem cười nắc nẻ: “Họ giàu họ ăn cơm trắng cá tươi. Còn tui đây cực khổ ăn cơm ruốc với mắm. Đêm năm canh tui nằm tui ngủ chèo queo, là eo… nghèo”. Hay: “Vai tui mang địu bạc lè kè. Tui lại nói khoáy, tui lại nói khéo mà họ nghe ầm ầm, ầm là ôn ầm”.
Cứ thế, tiếng hô, tiếng cười hòa lẫn vang cả công viên. Ông Chựa tâm sự, ông rất vui khi bài chòi không bị thất truyền mà vẫn hòa vào cuộc sống hiện đại. Để mỗi dịp tết đến, những câu ca hô rao ông thuộc từ nhỏ lại có dịp mang đến tiếng cười cho mọi người, tái hiện nét sinh hoạt dân gian của cha ông ngày xưa.
Cái thú của bài chòi không nằm ở ăn thua đỏ đen mà chủ yếu là để mọi người có dịp giao lưu, hòa nhập và đùa vui đầu năm. Với anh Bửu Hùng (TP. Huế), thú chơi tao nhã này trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Điều vui là Khánh Minh, cô con gái mới 13 tuổi của anh cũng rất yêu thích trò chơi này. Anh Hùng vui vẻ: “Tết năm nào hai cha con cũng đến đây chơi bài chòi. Đây là một thú chơi hết sức tao nhã, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong những ngày đầu xuân mới cần được duy trì”.
Bạn đang xem bài viết Trò Chơi Dân Gian Vào Hội Đầu Xuân trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!