Xem Nhiều 3/2023 #️ Trù Phú Thủy Sản Vùng Nước Lợ Đồng Nai # Top 11 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Trù Phú Thủy Sản Vùng Nước Lợ Đồng Nai # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trù Phú Thủy Sản Vùng Nước Lợ Đồng Nai mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đêm ngày, ghe thuyền dạo khắp các con sông nước lợ Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh đánh bắt cá đối, cá nâu, tôm, cua, bạch tuộc, chem chép…

Tuy vùng đất Đồng Nai không có biển nhưng trời ban cho xứ này một vùng nước lợ Long Thành, Nhơn Trạch mênh mông, trải dài trên bốn xã: Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) và Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) với tổng diện tích tự nhiên gần 18.000 hécta.

Thủy sản sông nước lợ nức tiếng thơm ngon bởi vừa có vị ngọt ngào của nước ngọt, vừa mặn mòi vị biển.

Chế biến đơn giản mà ngon tuyệt

Chắc ít có sự sung sướng nào hơn nếu một buổi chiều lang thang miệt nước lợ, bạn được một chủ đìa tôm nào đó mời… lai rai. Một con cá nâu to, vài con cá đối nước lợ, vài con cua, mấy con tôm, một bếp than hồng và một cút rượu gạo là đã đủ một bữa nhâm nhi đầy thi vị. Cá nâu là đặc sản nổi tiếng đất Long Thành, Nhơn Trạch, “làm mưa làm gió” trên khắp các hàng quán đất Đồng Nai.

Hình dáng tựa như cá chim nhưng khắp mình phủ những đốm nâu rải rác, cá nâu càng lớn, thịt càng dày. Cá nâu lại rất ít ruột nên sơ chế rất lẹ, chỉ cần móc bỏ mang, khứa vài đường, chà chút muối ớt giã nhỏ lên rồi nướng trên bếp than hồng. Chừng vài chục phút sau cá chín, thơm nồng nàn. Thịt cá nâu trắng phau, thơm, bụng béo và đặc biệt nếu trúng mùa cá đẻ, bạn sẽ được xơi hai dải trứng cá thơm bùi, ngon hơn nhiều lần so với trứng cá chép, cá lóc, cá rô… mà nhiều người ca ngợi.

Ngoài cá nâu, nước lợ còn dâng cho đời nhiều loại cá khác, nướng ăn cũng “đã điếu” không thua kém: cá mao ếch, cá ngát, cá chẽm, cá đối…, trong số đó cá đối cũng là loài thủy tộc có nét đặc sắc rất riêng. Không như cá đối biển hơi nhỏ, thịt cứng và ít thơm, cá đối nước lợ dễ gặp con to, thịt dày, trắng, thơm và béo.

Cá đối nước lợ có con nặng gần cả kg, để nguyên vảy ướp muối ớt nướng chín, cuốn bánh tráng với rau rừng chấm mắm nêm ngon tuyệt, còn không thì chỉ cần rẽ thịt chấm muối ớt vắt múi chanh, thêm ít hạt tiêu cay cay là đủ ngon “nhức nhối”.

Nếu ăn cá nướng hoài thấy ngán thì có thể đem nấu canh chua, nấu cháo, kho lạt, chưng tương… Những ngày tháng Tư trời nắng muốn bể đầu, chỉ cần khoanh cá ngác nấu chua hay dăm khúc cá đối kho lạt dầm me thì chấm bao nhiêu rau sống, ăn bao nhiêu cơm vẫn thấy thòm thèm.

Lẩu cá nâu

Theo chân chem chép mùa điều

Khi những vườn điều bạt ngàn vùng Đông Nam bộ bắt đầu ra hoa kết trái là lúc dân Nhơn Trạch, Long Thành chuẩn bị thúng, mủng để đi đào chem chép. Chem chép ngon nhất sống ở các cánh rừng ngập mặn vùng Long Thọ, Phước An. Mùa chem chép đến, những người dân nghèo thường theo con nước đi đào chem chép, bỏ mối cho các vựa thủy sản rải rác trong vùng.

Một người đào chem chép giỏi khi vào mùa mỗi ngày có thể kiếm được cả chục ký chem chép, bỏ túi 400.000-500.000 đồng, nhưng cũng phải thức khuya dậy sớm, chịu bao vất vả, cạnh chem chép cứa đứt tay chảy máu là chuyện bình thường.

Thực ra chem chép có quanh năm trên các cồn đất dọc sông Thị Vải, nhưng chỉ có mùa khô con chem chép mới mập mạp, vỏ mỏng, thịt “ngậm” nhiều nước ngọt, mùi thơm và không tanh bùn, khác với con chem chép mùa mưa vừa sinh sản xong, vỏ cũng mỏng nhưng thịt lại nhạt và dai.

Chem chép bán phổ biến trong các quán ăn vùng Nhơn Trạch, có thể làm nhiều món ngon: nướng mỡ hành, hấp sả, nấu cháo, xào lá quế hoặc rau răm, nấu canh với khế, xào với nước dừa, hấp cuốn bánh tráng mắm nêm…

Những ai không thích món ăn nêm nhiều gia vị thì chỉ cần một nồi chem chép hấp sả và dĩa muối tiêu chanh chua cay đặc sắc. Nhưng món ăn làm từ chem chép độc đáo nhất là nấu canh với trái điều già, kết hợp hai thứ đặc sản đất miền Đông.

Điều nấu chem chép phải là trái điều già tới độ nhưng chưa chín, còn giữ được vị chua phảng phất thêm một chút chát, nấu cùng mớ chem chép mập mạp, nêm ớt hành rồi ăn với bún hoặc cơm. Vớt con chem chép trong tô canh chấm với mắm mặn dầm ớt hiểm rồi chiêu thêm vài ngụm nước canh thơm ngọt là quá đủ cho cả một buổi trưa hè nắng nóng.

Tôm chì ở xứ “miền Tây thu nhỏ”

Con tôm nổi tiếng nhất xứ nước lợ Nhơn Trạch là tôm chì, sống tự nhiên theo các dòng sông trong vùng, nhưng chỉ theo con nước từ tháng 7 đến tháng 12 Âm lịch. Khi mùa khô đến, tôm chì tự nhiên không còn, đến mùa mưa lại sinh sôi nảy nở. Khác với tôm sú hay tôm bạc, tôm chì kích thước nhỏ nhưng thịt chắc nụi, trong veo khi còn sống và đỏ au khi đã chín, vị ngọt đậm đà kể cả khi đã phơi khô mấy nắng.

Tôm sú và tôm bạc nuôi quảng canh ở vùng Nhơn Trạch cũng đặc sắc không kém, tới mùa có thể tìm được loại tôm sú lớn nặng đến trên 100 gram/con, nhưng vị ngọt thì không loài nào sánh nổi với tôm chì. Điểm khác biệt thấy rõ là khi phơi sấy khô, tôm chì vẫn giữ nguyên thịt, không ngót đi bao nhiêu, trong khi con tôm sú hay tôm bạc thì ngót thịt đi đáng kể.

Cách chế biến tôm chì ngon nhất là ngắt đầu rồi đổ bánh xèo với giá sống, đậu xanh, cuốn với cải cay, xà lách, rau rừng. Nhưng độc đáo hơn là món tôm chì ngâm mắm ớt. Ở Nhơn Trạch nhiều người làm món này, nhưng người viết bài có duyên được ăn tôm chì ngâm mắm ớt nhà một người quen là cô chú Đức ở Long Thọ: phải nói là xuất sắc.

Con tôm sống hoàn toàn tự nhiên đang bơi lội tung tăng thì được vớt lên, ngắt đầu, bỏ sợi chỉ đen, rửa bằng rượu gạo đến khi thịt tôm hồng lên. Không thể làm món này được với tôm đã chết nên chỉ làm đúng mùa tôm. Mắm đường được nấu theo công thức riêng rồi ngâm tôm, khi con tôm ngả sang màu đỏ thì thay nước và “nhắm” khi nào tôm “ngấu” để thêm tỏi, thêm ớt, thay nước cho tôm.

Khác với tôm chua Huế, tôm chì mắm ớt Nhơn Trạch không cho riềng, chỉ cho mắm, đường, tỏi, ớt… Tôm chín ngả màu đỏ au, thịt chắc, thơm nức, cuốn với bánh tráng thịt luộc kèm rau sống cũng ngon, trộn gỏi xoài cũng đặc sắc mà “buồn buồn” gắp tôm ăn cùng cơm nóng trong những ngày lười chạy chợ cũng vẫn ngon lành.

Nhiều người đặt tôm chì ngâm mắm chú Đức để mang sang tận trời Âu trời Mỹ, như một món ngon thân thương nhắc nhớ về vùng nước lợ quê hương.

Gà Đông Tảo Một Đặc Sản Đồng Nai

Gà Đông Tảo thuần chủng thường được biết như một đặc sản của Hưng Yên xưa, thường được đưa Tiến Vua hay cúng trong các dịp lễ, tết. Nhưng tại tỉnh Đồng Nai, nơi được biết đến với nhiều đặc sản ngon và lạ như tôm sông, rượu bưởi, ta cũng có thể thưởng thức món ăn từ giống gà quý hiếm này tại Long Thành, Trảng Bom.

Sông Đồng Nai cho nhiều loại cá ngon nổi tiếng như: cá lăng, cá chép, cá duồng, cá chình… Độc đáo nhất là món ngon từ cặp chân “voi” mà người sành ăn ví von là món “vảy rồng hầm thuốc bắc”: lớp vảy dày khi hầm vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Da giống gà chân voi này màu đỏ, khi luộc lại chuyển sang màu vàng, ngọt đậm đà, thịt giòn chứ không dai. Gà xào lăn, hầm thuốc bắc, ăn lẩu đều rất ngon. Gà này được thị trường rất chuộng dù có khi một cặp gà trống làm quà biếu tết trị giá cả chục triệu đồng.

Mấy năm gần đây, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân các tỉnh, thành phía Nam biết đến như một đặc sản và tiêu thụ khá mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Trại gà quý hiếm “tiến vua” lớn nhất tỉnh hiện nay của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) năm nay đã trong tình trạng “cháy” hàng.

Đến trại gà quý hiếm của anh Tuấn vào những ngày này, chỉ nghe chủ trại nói chuyện về gà giống, còn gà thịt tết, anh cho hay đã hết từ lâu rồi. Nếu như những năm trước, lượng gà cung ứng cho thị trường tết ở trại của anh tập trung vào 2 tuần cuối của tháng 12 âm lịch thì năm nay khách lại mua gà mạnh ngay từ cuối tháng 10 đầu tháng 11. Anh Tuấn cho biết, gà bán tết năm nay đã hết trước Noel. “Năm ngoái đến gần tết, lượng gà bán mới nhiều, chỉ trong vài ngày tôi bán hơn 1 ngàn con gà thịt. Còn năm nay gà hết từ sớm, mới tháng 10 mà nhiều nơi đã đặt trước, sang tháng 11, số gà đặt hàng lên đến trên 500 con và khách mua trực tiếp hơn 200 con. Thời điểm này tôi phải từ chối liên tục nhiều khách gọi điện đến hỏi mua gà tết” – anh Tuấn nói.

Năm nay, anh Tuấn cũng chuẩn bị 1 ngàn con gà để bán tết nhưng đã hết từ khá sớm. Tình hình này nằm ngoài dự tính của anh. Hiện nhiều khách đến mua gà chấp nhận mua cả loại gà chưa đủ trọng lượng (gà trống trên 3,5kg/con, gà mái hơn 2 kg/con). Theo anh Tuấn, sở dĩ gà tết năm nay hết sớm là do lượng khách mua gà về để biếu đông. Ngoài ra, số khách quen cũng sợ vào dịp tết “cháy” hàng nên tranh thủ đặt trước. Một nguyên nhân nữa khiến trại gà Đông Tảo này sớm “cháy” hàng tết sớm là do giá bán khá ổn định, không bị “làm giá” ở lúc cao điểm. Dù gà tết khá hút hàng, nhưng chủ trại vẫn giữ mức giá như ngày thường là 350 ngàn đồng/kg gà trống và 300 ngàn đồng/kg gà mái. Mức giá gà này đã được anh Tuấn giữ ổn định suốt 3 năm nay.

Gà Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo) nằm trong danh sách giống gia cầm quý của Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ngày xưa đây là loài vật dùng để “tiến vua”. Nguồn gốc của giống gà này vốn ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), nhưng Trảng Bom lại là nơi có trại gà giống Đông Tảo thuần chủng lớn nhất nước hiện nay. Theo anh Vũ Ngọc Tuấn – chủ trại gà Đông Tảo, hiện gà giống được bán từ 250 – 300 ngàn đồng/con gà 1 tháng tuổi và 500 – 600 ngàn đồng/con nửa ký. Thường chỉ nuôi một năm là có thể xuất bán, nhưng chỉ loại gà mái đẻ mấy lứa hoặc gà trống nuôi từ một năm trở lên mới cho loại thịt ngon nhất. Đặc điểm nổi bật là cặp chân to, thô và xù xì, có vảy mọc không theo hàng. Gà trống lúc trưởng thành đạt trọng lượng từ 4 – 5 kg/con, gà mái 3 – 4 kg/con.

Giống gà Tiến Vua này nằm trong danh sách giống gia cầm quý của Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ngày xưa đây là món ngon dùng để “tiến vua”. Độc đáo nhất là cặp chân “voi” có lớp vảy dày được ví von là “vảy rồng” khi hầm nhừ vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Da gà Đông Tảo màu đỏ, khi nấu chín lại chuyển sang màu vàng, thịt thơm có vị ngọt đậm đà, giòn chứ không dai. Ta có thể dùng để chế biến nhiều loại món ngon, như: hấp, bóp gỏi, hầm ớt hiểm, hầm thuốc bắc, các món nướng…Trong đó, lẩu gà nấu lá giang hoặc nấu với 10 loại nấm, như: nấm rơm, đông cô, bào ngư, kim châm…ăn kèm bún hoặc mì rất được thực khách ưa chuộng. Gà được bán nguyên con còn sống với trọng lượng từ 3-4 kg/con, khi có khách đặt món mới được chế biến theo yêu cầu nên luôn giữ độ tươi ngon.

“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” là những loài vật độc đáo, tưởng chỉ có trong lời thách cưới của vua Hùng thì nay gà chín cựa đang được nuôi tại một trang trại ở xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Người nhân giống thành công và mở hẳn một trang trại nuôi gà chín cựa là chàng thanh niên trẻ Nghiêm Gia Dũng (30 tuổi). Trong cùng một lứa gà, không phải lúc nào cũng có thể nhân được giống gà chín cựa, có con chỉ có bảy hoặc tám cựa, có con không có cựa nào, trong đó giống gà chín cựa lông màu trắng là quý hiếm nhất. Gà có trọng lượng khoảng 1,5kg, nuôi lâu có thể đạt 3 kg/con. Thịt gà chín cựa ngọt đậm đà với vị thơm rất đặc trưng. Người ta còn cho rằng, giống gà này rất tinh khôn, có thể nuôi để trông nhà thay chó.

“Mỹ tửu” trái cây

Đồng Nai còn nổi tiếng về các loại “mỹ tửu” làm từ trái cây. Có thể nói, rượu bưởi là thức uống độc đáo đã mang lại tiếng thơm cho vùng đất này. Không chỉ đắt hàng tại nội địa, mà nhiều năm qua rượu bưởi được xuất khẩu đi Singapore, mở ra cơ hội đưa loại đặc sản quê bước ra thị trường thế giới. Tỉnh còn có những loại rượu “lạ” từ trái ca cao và thanh long ruột đỏ.

Nhắc đến cây ca cao, đa số mọi người đều nghĩ đến những thanh socola ngọt ngào. Ít ai biết trái và hạt ca cao được ủ rồi chưng cất sẽ tạo được loại rượu hương vị socola, uống vào có thể làm say lòng người. Hiện nay, rượu ca cao đang được Công ty TNHH Trọng Đức (huyện Định Quán) sản xuất. Trung bình mỗi tháng, công ty xuất xưởng khoảng 10 ngàn chai rượu mạnh và rượu vang ca cao; hiện đang được tiêu thụ tốt tại các thành phố du lịch, như: Đà Lạt, Nha Trang và Phan Thiết.

Ông Hồ Sáu ở xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom), một trong những hộ nông dân làm được rượu thanh long ruột đỏ – loại rượu chưa ai từng làm, cho hay: “Ưu điểm của rượu này là có màu hồng đậm đẹp mắt. Rót ra ly thủy tinh trong suốt thì người không thích rượu cũng muốn thử một chút cho biết mùi vị”. Một số hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ đã tận dụng những trái thanh long xấu, bị thương lái loại bỏ để làm ra thức uống hấp dẫn này. Rượu được làm bằng cách ủ phần ruột trái cho lên men tự nhiên rồi chắt lọc lấy nước làm rượu. Do số lượng ít nên loại rượu này thường chỉ để dùng trong gia đình hoặc làm quà biếu chứ chưa bán ra thị trường. Hiện thanh long ruột đỏ trên địa bàn Đồng Nai phát triển khá nhanh, vì thế phát triển và mở rộng quy trình ủ rượu thanh long sẽ giúp các nhà vườn tăng giá trị của loại trái cây này.

Đây được coi là Đặc sản thứ 2 sau Gà Đông Tảo giống. Nói đến sông Đồng Nai, người ta thườnng nghĩ ngay đến món tôm càng xanh. Loại tôm nhất có trọng lượng khoảng 3 lạng/con, thịt tôm chắc và rất ngọt nên cách chế biến không cần cầu kỳ, thường là hấp, nướng hoặc rang muối đều ăn không biết chán. Để bắt được loại tôm này cũng mất lắm công phu, những người thợ lặn phải ngụp sâu dưới hàng chục mét nước ở tận đáy sông để chỉa (đâm) từng con tôm một. Chính vì vậy, dù thực khách sẵn sàng trả giá cao nhưng không phải lúc nào cũng thưởng thức được món ngon vùng sông nước này. Từ tháng 10 đến hết tháng Giêng hàng năm là mùa tôm trưởng thành. Ngư dân có cơ hội kiếm thêm thu nhập, còn thực khách được thỏa lòng thưởng thức món ngon.

Vùng đất Nhơn Trạch lại giàu về nguồn cá nước lợ từ các sông lớn, như: Thị Vải, Lòng Tàu và Đồng Tranh. Mỗi loại cá bớp, cá ngát, cá nâu, cá dứa… đều là món ngon, thưởng thức một lần sẽ khó quên. Cá khoai tươi thường được nấu canh với cần nước hoặc cà chua. Cá mao ếch trông xấu xí nhưng hương vị lại tuyệt vời. Người dân Nhơn Trạch sành ăn thường nấu lẩu cá mao ếch với trái bần (đây cũng là loại trái đặc trưng của vùng nước lợ), món khoái khẩu của dân nhậu là nướng muối ớt. Riêng cá đối phải được nướng bằng than thì mới thưởng thức được hết độ ngon của nó, vì khi nướng cá tiết ra mỡ dậy mùi rất thơm. Khô cá dứa cũng là một đặc sản bởi vì cá này ngọt mà không tanh. Cũng là tôm, nhưng tôm sú thiên nhiên vùng này thịt chắc, rất dai; con tôm sắt thì có lớp vỏ cứng như tên gọi của nó, thịt ngọt; còn tôm đất vỏ lại mềm, trong, thịt dẻo và ngọt. Đặc biệt là tôm gạch son, loại tôm này khá ít và chỉ có vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 hàng năm. Dòng họ nhà cua thì có con cúm đen (như con cua đồng, lúc nào cũng cúm núm, khi đụng vào thì thu mình lại tạo thành một khối), trông xù xì nhưng thịt chắc và ăn rất ngọt. Vào tháng 4, tháng 5 về vùng Long Thọ, Phước An, bạn không nên bỏ lỡ món chem chép. Vì cuối mùa khô, chem chép mập tròn và rất ngọt do có nguồn thức ăn là trái điều chín mà người dân vùng thượng lưu sông đổ bỏ khi rộ mùa thu hoạch.

Tiền Giang: Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Nông, Thủy Sản Gắn Với Chế Biến Và Tiêu Thụ

Ông Nguyễn Đình Thông, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cho biết, thời gian qua, Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh đã có Chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội theo hướng liên kết vùng; trong đó, chú trọng phát triển vùng nguyên liệu nông – thủy sản gắn với chế biến và tiêu thụ theo hợp đồng, nông dân hưởng lợi.

Trong khuôn khổ hợp tác, Tiền Giang đã xây dựng được 6 chuỗi cung cấp nông thủy sản theo qui trình an toàn, được các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh hợp đồng bao tiêu với giá ổn định, nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất. Kinh tế hộ do vậy cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao.

Cụ thể, toàn tỉnh có 20 ha sản phẩm rau VietGAP tại các HTX rau an toàn Gò Công, THT rau an toàn Tân Đông (thị xã Gò Công); Tổ hợp tác rau an toàn Thạnh Hòa (Gò Công Tây) được tiêu thụ ổn định bởi các doanh nghiệp và các bếp ăn tập thể tại Tp Hồ Chí Minh như: Công ty Lực Điền, Coop Mart, hệ thống siêu thụ Metro,..

Tỉnh cũng đã xây dựng hai cơ sở chăn nuôi gà thịt qui mô lớn, khoảng 7.000 con/cơ sở đạt chứng nhận VietGAP là HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công và HTX gà tre Hương Việt đã được Công ty TNHH San Hà tại TP Hồ Chí Minh hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ngoài ra, các sản phẩm cá điêu hồng lồng bè – thế mạnh của vùng nuôi thủy sản trên sông Tiền (Tiền Giang) được các thương lái chợ thủy sản đầu mối Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) tiêu thụ ổn định.

Ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi – thủy sản Gò Công cho biết, nhiều năm nay, HTX được Công ty San Hà, Công ty Phạm Tôn ở TP Hồ Chí Minh hợp đồng bao tiêu bình quân 7.000 con gà ta Gò Công thịt mỗi ngày.

Nhờ vậy, xã viên an tâm phát triển chăn nuôi gà ta theo mô hình VietGAP. HTX Chăn nuôi – thủy sản Gò Công cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức chăn nuôi theo qui trình VietGAP và sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Thanh Tòng, xã viên hợp tác xã Gò Công, cư ngụ tại ấp Kênh Trên, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông làm chuồng trại chăn nuôi qui mô 8.000 con gà ta theo mô hình VietGAP. Mỗi năm ông xuất chuồng 4 lứa gà, thu lãi ròng khoảng 400 triệu đồng.

Ông Tòng cho biết, từ khi vào HTX, chăn nuôi theo qui trình VietGAP và chuỗi giá trị mà HTX đưa ra, được bao tiêu sản phẩm với giá ổn định, gia đình ông đã giàu có lên.

Tiền Giang có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với những vật nuôi, cây trồng đa dạng, giá trị kinh tế cao. TP Hồ Chí Minh lợi thế về thị trường tiêu thụ nông – hải sản rộng lớn với nhu cầu cao.

Đón trước thời cơ và triển vọng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang đang nỗ lực phát triển sản xuất theo hướng GAP, hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn nhằm tạo nguồn cung nông sản an toàn, truy xuất nguồn gốc, chất lượng cao và ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu mà thị trường TP Hồ Chí Minh được coi là trọng tâm.

Theo Baotintuc.vn

Vé Tàu Lửa Đi Đồng Nai

vé tàu đi đồng nai. Vé tàu đồng nai sẽ được miễn phí 20kg hành lý, đổi trả vé tùy vào thời gian bạn phải mất phí từ 20% đến 30%, khi đi bạn nên mang giấy tờ như CMND, hoặc hộ chiếu, hay bằng lái xe. Hãy đặt vé tàu ngay hôm nay để có những tấm vé đi đồng nai khuyến mãi. Loại ghế ngồi quyết định khá nhiều đến chi phí giá vé, hiện tại có 4 đến 5 loại ghế bạn chọn, như ghế cứng, mềm, giường cứng, mềm, loại có điều hòa hay không có, mỗi loại ghế tàu sẽ có giá chênh lệch từ 50.000đ đến 150.000đ. Mua vé máy bay đi đồng nai hiện tại khu vực tỉnh thành chưa có sân bay, để nhanh và tiện hơn cho các khoảng đường xa thì nên mua vé máy bay vào thành phố hồ chí minh sau đó đi ô tô các hãng xuống đồng nai.

Ga tàu Đồng Nai là một điểm bán vé tàu lớn, toàn tỉnh có ba ga lớn như: Ga tàu Biên Hòa, Ga tù Long Khánh, Ga tàu Trảng Bom. Để xác định được ga đến để khoảng cách địa lý ngắn nhất phù hợp cho bạn thì nên tìm hiểu kỹ trước khi muaVé tàu đồng nai sẽ được miễn phí 20kg hành lý, đổi trả vé tùy vào thời gian bạn phải mất phí từ 20% đến 30%, khi đi bạn nên mang giấy tờ như CMND, hoặc hộ chiếu, hay bằng lái xe. Hãy đặt vé tàu ngay hôm nay để có những tấm vé đi đồng nai khuyến mãi.Loại ghế ngồi quyết định khá nhiều đến chi phí giá vé, hiện tại có 4 đến 5 loại ghế bạn chọn, như ghế cứng, mềm, giường cứng, mềm, loại có điều hòa hay không có, mỗi loại ghế tàu sẽ có giá chênh lệch từ 50.000đ đến 150.000đ.Mua vé máy bay đi đồng nai hiện tại khu vực tỉnh thành chưa có sân bay, để nhanh và tiện hơn cho các khoảng đường xa thì nên mua vé máy bay vào thành phố hồ chí minh sau đó đi ô tô các hãng xuống đồng nai.

Bạn đang xem bài viết Trù Phú Thủy Sản Vùng Nước Lợ Đồng Nai trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!