Xem Nhiều 3/2023 #️ Vì Sao Huyện Không Giao Đất Cho Htx Liên Minh Chăn Nuôi Phúc Thọ # Top 9 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Vì Sao Huyện Không Giao Đất Cho Htx Liên Minh Chăn Nuôi Phúc Thọ # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Huyện Không Giao Đất Cho Htx Liên Minh Chăn Nuôi Phúc Thọ mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì dự án Dương Hạ sẽ chết yểu, kèm theo đó là việc phá sản của HTX Liên minh Chăn nuôi Phúc Thọ.

Khu chuồng trại của HTX hiện bỏ hoang vì dự án chưa thể triển khai.

Ngày 17/6/2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự chứng kiến của nhiều Bộ, ngành, quyết định số 2397/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt ứng dụng công nghệ cao Dương Hạ (gọi tắt là dự án Dương Hạ) do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký, đã được trao cho HTX liên minh chăn nuôi Phúc Thọ (HTX LMCN Phúc Thọ), do bà Dương Thị Hạ (cụm 2, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ) làm chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc.

Theo đó, dự án được triển khai trên diện tích 25.200 m2 tại khu Dộc Trai, xã Ngọc Tảo, trong thời gian 49 năm, với số vốn đầu tư 25,2 tỷ đồng.

Chủ trương đầu tư này, sau đó, đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND của kỳ họp thứ 7 (5/12/2018). Cùng với quyết định trên, UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo nhiều sở, ban, ngành quan tâm giúp đỡ HTX LMCN Phúc Thọ trong quá trình triển khai dự án.

Thế nhưng, suốt từ đó đến nay, việc triển khai dự án Dương Hạ vẫn dẫm chân tại chỗ. Dù HTX LMCN Phúc Thọ đã hoàn tất mọi thủ tục chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng, thông báo thu hồi đất, phương án đền bù với tổng dự toán 7,5 tỷ đồng, niêm yết công khai, và đã được Sở Tài nguyên- Môi trường TP Hà Nội bàn giao bản định vị mốc từ ngày 20/12/2018, nhưng đến nay UBND huyện Phúc Thọ vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng cho HTX.

Lý do: Chỉ khi nào HTX LMCN Phúc Thọ ứng trước kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư thì UBND huyện mới tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) và bàn giao đất. Trong khi đó thì có 2 vụ việc khiến các xã viên của HTX LMCN Phúc Thọ rất thắc mắc và nghi ngờ.

Không những thế, theo đơn tố cáo của HTX LMCN Phúc Thọ, thì UBND xã còn thu hồi nhà chứa rác của các cụm dân cư số 1, 2, 3 cho SHARF FARM dùng làm kho chứa đồ, khiến người dân các cụm dân cư đó rất bức xúc.

Điều thư hai, là trong quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND huyện Phúc Thọ “về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã Ngọc Tảo đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, theo tờ trình số 600/TTr ngày12/9/2018 của UBND xã Ngọc Tảo, thì SHARF FARM lại được đưa vào quy hoạch với diện tích 12,8 ha, dù công ty này chưa được UBND thành phố Hà Nội cho phép đầu tư.

Trong khi dự án Dương Hạ được UBND thành phố Hà Nội có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, có tên trong quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng dất năm 2020 huyện Phúc Thọ, do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký ngày 3/2/2020, thì lại bị bỏ ra ngoài.

Trả lời chúng tôi về lý do đứng chân của SHARF FARM tại địa phương, ông Vũ Đức Tuấn, chủ tịch UBND xã Ngọc Tảo, thừa nhận, hiện SHARF FARM tuy được UBND huyện Phúc Thọ đồng ý về mục tiêu, nhưng chưa được UBND thành phố Hà Nội cho phép đầu tư vào xã Ngọc Tảo, và vẫn đang “chạy” các quyết định.

Trước đây xã có xây dựng một số nhà chứa rác, nhưng từ ngày Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây ký hợp đồng với xã, đến thu gom rác từng nhà, thì các nhà chứa rác đó bỏ hoang. Thấy vậy SHARF FARM đã “mượn” để làm kho chứa đồ. Hiện tại, UBND xã đang đôn đốc công ty này trả lại những nhà chứa rác đó.

Thừa ủy quyền của UBND huyện Phúc Thọ, ông Đoàn Văn Quyền, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường huyện, đã làm việc với chúng tôi qua điện thoại (lý do để phòng dịch COVID 19). Khi chúng tôi nêu câu hỏi:

– Xin ông cho biết căn cứ để UBND huyện buộc HTX LMCN Phúc Thọ phải ứng trước 7,5 tỷ đồng tiền đền bù thì mới tiến hành GPMB và giao đất cho HTX?

Ông Đoàn Văn Quyền đã dẫn điều 32 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và điều 13 Nghị định 46/2014/ NĐ-CP của Chính phủ, cùng rất nhiều văn bản khác để bảo vệ quan điểm của UBND huyện. Chúng tôi hỏi tiếp:

– Thưa ông, chúng tôi đã đọc tất cả những văn bản mà ông vừa nêu. Nhưng không có văn bản nào có quy định ấy, mà ngược lại, điểm c khoản 2 điều 32 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP còn quy định rất rõ “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh”.

Hay khoản 2 điều 13 Nghị định 46/2014/NĐ-CP cũng quy định “đối với trường hợp thuộc đối tượng thuê đất không thông qua hình thức đấu giá và được nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường GPMB theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền thuê đất phải nộp. Đối với số tiền bồi thường GPMB còn lại chưa được trừ vào tiền thuê đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án”.

Thưa ông, tự nguyện nghĩa là không bắt buộc. Nếu HTX LMCN Phúc Thọ không tự nguyện ứng trước số tiền bồi thường GPMB, thì UBND huyện vẫn phải GPMB bằng nguồn tiền khác và giao đất cho họ.

Ông Đoàn Văn Quyền trả lời là huyện không có tiền. Không có tiền, tại sao không báo cáo với UBND thành phố để xin hướng giải quyết? Đáp rằng UBND huyện không có trách nhiệm ấy.

Nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì dự án Dương Hạ sẽ chết yểu, kèm theo đó là việc phá sản của HTX LMCN Phúc Thọ.

Theo đơn của HTX LMCN Phúc Thọ, thì có rất nhiều hành vi có ý cản trở HTX thực hiện dự án Dương Hạ, trong một lần đi làm việc ở Hà Nội về, đến bến xe Đan Phượng, bà Dương Thị Hạ, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc HTX, đã bị một nhóm người lạ mặt hành hung, phải vào BV Đan Phượng cấp cứu.

Nằm được 2 ngày, có 3 thanh niên đến gặp bà, xin thuê lại khu đất (2,5 ha) của dự án Dương Hạ. Nhưng bà không đồng ý. Ra viện, bà đã tố cáo vụ việc trên với công an huyện Phúc Thọ và công an huyện Đan Phượng. Nhưng đến nay, sự việc đã “chìm xuồng”.

Vũ Hữu Sự

Htx Gà Đồi Phú Khê (Phú Thọ): Liên Kết Giúp Nhau Làm Giàu

Tại xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê nơi mà điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, các mô hình sản xuất chăn nuôi gà đã hình thành, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân. Để có thể giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, các hộ sản xuất gà nhỏ lẻ đã liên kết, hỗ trợ nhau và lập nên HTX gà đồi Phú Khê.

HTX gà đồi Phú Khê thành lập năm 2018, xuất phát từ nhu cầu liên kết, hỗ trợ của các hộ gia đình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê. Sản xuất chăn nuôi những năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường bấp bênh, dịch bệnh bùng phát khó lường. Do đó, đặt ra cho những hộ sản xuất ở đây suy nghĩ, phải hợp tác để mua chung giống, thức ăn chăn nuôi, như vậy mới có thể giảm được chi phí sản xuất và cùng nhau tìm đầu ra ổn định. Nhờ biết đến mô hình HTX, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham khảo từ một số mô hình HTX chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh, đã giúp cho những hộ chăn nuôi tại xã Phú Khê có quyết tâm thành lập nên HTX của mình.

Thuận lợi khi thành lập, nhưng bước đầu hoạt động của HTX còn gặp nhiều khó khăn. Anh Nguyễn Thành Nhân – Giám đốc HTX, chia sẻ: Trước khi vào HTX, các hộ sản xuất phân tán, quy mô, kinh nghiệm sản xuất cũng không đồng đều. Nuôi nhiều thì phải tốn nhiều tiền của, huy động nhiều vốn để lấy đầu vào, khó khăn trong khâu kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại, đặt ra nhiều vấn đề cho tập thể cho việc giải quyết hài hòa, đảm bảo lợi ích cho thành viên.

Mô hình chăn nuôi gà tại HTX gà đồi Phú Khê đang mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, các thành viên sau khi bàn bạc công khai, minh bạch năng lực sản xuất của mình đã thống nhất lựa chọn giống gồm 2 chủng loại chính là giống gà lại chọi và giống gà Lạc Thủy. Mỗi giống có đặc tính khác nhau, nhưng bổ trợ nhau trong quá trình chăm sóc và xuất bán. Gà lai chọi thời gian chăm sóc ngắn, giá giao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, cân nặng giao động từ 2,3 – 2,7 kg. Trong khi đó giống gà Lạc Thủy thời gian chăm sóc dài từ 4 – 5 tháng, nhưng thịt thơm ngon, giá bán từ 70.000 – 80.000 đồng/kg. Hiện nay, hoạt động của HTX tập trung vào thực hiện các dịch vụ đầu vào cung cấp thức ăn chăn nuôi, cung cấp giống, ký kết hợp đồng tiêu thụ một phần sản phẩm cho thành viên.

Trong năm 2019, HTX với 13 thành viên đã duy trì tổng đàn gà là hơn 5 vạn con, thị trường tiêu thụ tiếp tục duy trì ổn định, nhu cầu về cuối năm càng tăng cao. Song, với phương châm sản xuất ổn định lâu dài, HTX luôn đảm bảo chất lượng, số lượng khi xuất bán, đồng thời đảm bảo giữ giá cả hợp lý theo hợp đồng đã ký kết với các đầu mối tiêu thụ. Ước tính, doanh thu cả năm của HTX đạt trên 3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 650 triệu đồng. HTX tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Các trại gà của HTX nằm xen kẽ trong khu vực dân cư sinh sống, bên cạnh tổ chức tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX cũng luôn chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chuồng trại, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới những hộ xung quanh. HTX đã ứng dụng đệm lót sinh học bằng chấu tại các chuồng nuôi, dó đó đã giảm được mùi hôi trong quá trình sản xuất, đồng thời HTX thu được nguồn phân cung cấp cho các cơ sở sản xuất cây ăn quả, rau màu ở địa bàn lân cận. Mỗi tháng, các thành viên của HTX có thể thu từ 1 – 2 triệu đồng từ việc bán phân gà.

Ngành chăn nuôi đang phải đối diện với nhiều thách thức về dịch bệnh, thị trường, do đó, để duy trì, phát triển nghề chăn nuôi gà như hiện nay, HTX đã xác định cho mình những định hướng lâu dài, anh Nguyễn Thành Nhân cho biết “HTX đang là tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, chăm sóc gà đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cùng với đó, HTX tiếp tục thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ ổn định, đảm bảo 100% sản phẩm của thành viên được tiêu thụ thông qua hợp đồng kinh tế, vận động thêm một số hộ đang sản xuất trên địa bàn cùng tham gia, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với những hộ có nhu cầu và đủ điều kiện về diện tích, tán thành điều lệ HTX”.

Mặc dù xuất phát điểm của các thành viên, HTX gà đồi Phú Khê có nhiều mặt còn khó khăn, song các thành viên HTX đã phát huy tư tưởng hợp tác, thống nhất, cùng ý chí vượt qua khó khăn để làm giàu đã tạo nên những thành công bước đầu, nâng cao được thu nhập, đời sống của nhiều hộ thành viên được cải thiện đáng kể. Tiếp đà phát triển đó, HTX cần củng cố hoạt động, chăm lo tốt hơn nữa đời sống thành viên, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp khi tham gia HTX, đó là cơ sở để HTX cùng thành viên phát triển bền vững.

Trung tâm Thông tin- Tuyên truyền

Ông Nguyễn Minh Phúc, “Thích Tâm Phúc” Là Sư Giả, Không Phải Tu Sĩ Pg

“Danh xưng Thích Tâm Phúc là do người này tự đặt, tự xuống tóc và không phải là tu sĩ của Phật Giáo” – đó là khẳng định Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Lạ lùng từ “một ngôi chùa” tiếp nhận các loại thịt động vật

Nhiều ngày qua mạng xã hội xôn xao trước sự việc một ngôi chùa nhận thịt sống ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, chúng tôi tiếp nhận các loại thịt động vật: heo, cá, gà, vịt; thịt bò, trâu, dê, chó, cá sấu, hổ, sư tử, rùa…

Thông tin về ngôi chùa kỳ lạ nói trên đã gây nhiều ý kiến trái chiều, đa số ý kiến đều cho rằng người “tu hành” tại ngôi chùa này chắc chắn không phải tu sĩ của Phật giáo hoặc không bình thường.

Theo tin từ báo Kiến thức online, chiều 24/12, PV Kiến Thức đã có mặt tại địa chỉ “ngôi chùa” nói trên toạ lạc ở vùng quê ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Ngay cổng vào được bày trí rất nhiều tượng Phật, thần tài, ông địa… không theo một trình tự nào như những ngôi chùa khác. Khu vực cổng chùa được gắn biển “Liên hiệp Hội từ thiện quốc tế – Chùa Hoằng Pháp Trung ương”.

Bên trong chùa chỉ có một phụ nữ lớn tuổi, mặc y áo, đội mũ… của người tu hành. Người phụ nữ này cho biết trụ trì chùa “Đại đức Thích Tâm Phúc”, là con trai của bà. Tuy nhiên, người phụ nữ này thông tin rằng thầy Phúc đã đi công tác nước ngoài, nhiều tháng sau mới về.

Theo ghi nhận của PV, ngay khu vực chánh điện thờ các vị Phật cũng như xung quanh ngôi chùa, nhiều tờ giấy A4 được ghi khá rõ về chi tiết về việc chùa nhận tất cả các loại thịt động vật.

Điều này cũng được những người dân sống xung quanh “ngôi chùa” xác nhận, cũng như bày tỏ sự “khó hiểu” về vụ việc này.

“Mấy ngày qua, thông tin chùa nhận thịt chó, cá sấu, hổ… xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Ngày nào cũng có rất đông các Youtuber khắp nơi về đây quay phim, phỏng vấn người trong chùa cũng như người dân xung quanh”, một người dân ấp Láng Cát chia sẻ.

Sự thật về ông Nguyễn Minh Phúc “Thích Tâm Phúc”

“Danh xưng Thích Tâm Phúc là do người này tự đặt, tự xuống tóc và không phải là tu sĩ của Phật Giáo” – đó là khẳng định Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TPHCM).

Nguyễn Minh Phúc tự in danh thiếp xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc”, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương.

Thượng toạ Thích Chân Tính cho biết, trước đây Nguyễn Minh Phúc (ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) đến xin ở lại chùa để có điều kiện theo học đại học. Xét thấy hoàn cảnh của thanh niên này nghèo khó nên trụ trì chùa đã nhận nuôi Phúc ăn học, đặt pháp danh là Tịnh Phúc.

Thế nhưng chỉ vài năm sau, Phúc tự ý rời chùa, sau đó tự xuống tóc, in danh thiếp tự phong mình là “Đại đức Thích Tâm Phúc”, trụ trì chùa Hoằng Pháp. Biết được sự việc, chùa Hoằng Pháp đã lên tiếng thì người này bày tỏ sự sám hối, đồng thời hứa sẽ không tái phạm.

“Tuy nhiên sau đó, chúng tôi được biết người này vẫn tiếp tục phong mình “Đại đức Thích Tâm Phúc”, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương. Ngoài ra, người này còn thông tin rằng từng xuất gia tại chùa Hoằng Pháp là sai sự thật. Việc sai phạm như thế nào thì chính quyền, Giáo hội Phật giáo mới có thẩm quyền làm rõ, xử lý”, Thượng toạ Thích Chân Tính chia sẻ.

VŨ SƠN/ Theo báo Kiến thức

Mô Hình Chăn Nuôi Gà Sao Cho Hiệu Quả Cao

Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị chú trọng phát triển các loại cây, con cho giá trị kinh tế cao.

Ngoài việc đầu tư phát triển cây, con đã có từ trước, các địa phương đang khuyến khích người dân lựa chọn và du nhập một số loài mới cho hiệu quả kinh tế cao để làm phong phú thêm tập đoàn giống cây, con trên địa bàn. Mô hình nuôi gà sao của gia đình chị Nguyễn Sơn Hà ở thôn Tây Sơn, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh đã khẳng định được tính thích nghi và hiệu quả của một loài con nuôi mới.

Từ năm 2018, khi bắt tay vào thành lập trang trại trên vùng gò đồi rộng 2 ha ở xã Vĩnh Chấp, chị Hà quyết định chăn nuôi gà thả vườn. Sau khi tìm hiểu tập tính của loài gà sao, bên cạnh việc nuôi gà ri thả vườn, chị Hà ra tận huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội mua về nuôi thử 100 con gà sao. Lứa đầu tiên nuôi thành công, chị Hà tiếp tục nuôi thử nghiệm lứa thứ 2 vào năm 2019 và đã khẳng định được tính thích nghi với khí hậu thời tiết cũng như môi trường sống ở Quảng Trị.

Đến năm 2020, chị Hà quyết định mở rộng quy mô nuôi đại trà 1.000 con với mô hình chăn nuôi gà sạch thả vườn. Chị Hà cho biết: “Khi thành lập trang trại, ngoài các giống gà truyền thống tôi muốn tìm nuôi một số giống gà khác mà trên địa bàn chưa có để nuôi thử và tôi đã chọn gà sao. Sau một thời gian nuôi tôi thấy loài gà này có nhiều ưu điểm từ tập tính, khả năng kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao và đặc biệt là cho chất lượng thịt, trứng ngon nên tôi đã quyết định nhân rộng. Do là sản phẩm mới cung cấp ở thị trường của tỉnh nên chưa tiêu thụ được rộng rãi nhưng phản hồi từ phía người tiêu dùng là khá tốt về chất lượng thịt và trứng của loài gà này”.

Gà sao dễ nuôi, nhanh lớn, ít bị dịch bệnh, tỉ lệ sống cao, đạt khoảng 95 – 98%, thức ăn phần nhiều là chất thô xanh và lúa, bột ngô, bã đậu, cám gạo… nên nguồn thức ăn khá phong phú, dễ kiếm, mức tiêu tốn thức ăn chỉ ở mức từ 2,2 – 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng. Thức ăn cho gà do cơ sở chăn nuôi tự phối trộn các nguồn thức ăn hữu cơ có bổ sung thêm các loại men vi sinh để dễ tiêu hóa. Nhờ khả năng miễn dịch cao, ít bị dịch bệnh và ăn các loại thức ăn tự nhiên nên loại gà này có thể xem là gà siêu sạch vì không có dư lượng thuốc thú y và chất tăng trọng. Điều này cũng giúp cho việc nuôi gà sao có chi phí thấp hơn chăn nuôi các loài gà khác do ít tốn thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gà và không phải mua thức ăn công nghiệp. Sau 6 tháng nuôi gà sao đạt trọng lượng từ 1,5 – 1,8 kg. Đặc tính của loài gà này là thích bay, nhảy, chạy, do đó môi trường nuôi loài gà này phải có vườn rộng, có cành cao để chúng bay và đậu. Đặc tính này cũng giúp cho gà sao có thịt săn chắc.

So với gà ri, thịt gà sao thơm ngon và ngọt hơn. Trứng gà sao có vỏ rất cứng và chất lượng cũng ngon hơn trứng nhiều loại gà khác. Hiện tại, giá gà sao chị Hà bán trên thị trường là 100 -120 ngàn đồng/kg, cao hơn giá gà ri 20 – 30 ngàn đồng/kg và cao hơn giá gà nuôi theo phương pháp công nghiệp 50 – 60 ngàn đồng/kg. Với quy mô nuôi 1.000 con, sau 6 tháng nuôi, trừ các khoản chi phí chị Hà thu được lãi hơn 60 triệu đồng.

Hiện nay, gia đình chị Hà đang xây dựng mô hình chăn nuôi gà sạch nên sản phẩm bán ra được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hội Nông dân xã cũng có hỗ trợ ban đầu để động viên, khuyến khích chị Hà phát triển mô hình nuôi gà sạch này. Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chấp Lê Đức Quang Huy cho biết: “Hiện tại Hội Nông dân xã đã hỗ trợ cho 5 hộ trên địa bàn xã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gà sạch theo hướng hữu cơ để các hộ trong tổ hỗ trợ nhau trong sản xuất như kỹ thuật chăn nuôi, đầu vào thức ăn hữu cơ, đầu ra sản phẩm. Trong đó, mô hình chăn nuôi gà sao cũng được đưa vào tổ hợp tác chăn nuôi gà sạch này. Trước mắt, xã đã kêu gọi hỗ trợ cho mỗi hộ 1.000 con gà giống, từ đó các hộ trong tổ có điều kiện ban đầu để phát triển chăn nuôi gà”.

Dự kiến trong thời gian tới, chị Hà mở rộng quy mô chăn nuôi gà sao lên vài ngàn con/lứa để đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho thị trường. Chị Hà cũng đang xây dựng lò ấp giống gà sao để chủ động nguồn giống và cung cấp giống cho người dân trong vùng có nhu cầu nuôi. Mô hình chăn nuôi gà sao thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng gò đồi, nông dân cần học hỏi để nhân rộng, tuy nhiên cũng cần tránh nuôi theo phong trào nhằm đảm bảo giá tốt cho đầu ra sản phẩm để người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Huyện Không Giao Đất Cho Htx Liên Minh Chăn Nuôi Phúc Thọ trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!